
Dấu hiệu trước kỳ kinh nguyệt và nguyên nhân đau bụng kinh
Về cơ bản, trong một chu kỳ kinh nguyệt, các nội tiết tố có sự thay đổi lớn theo từng giai đoạn trong chu kỳ để thúc đẩy quá trình trứng trưởng thành và giúp thành tử cung dày lên chuẩn bị cho sự làm tổ của trứng được thụ tinh. Trong trường hợp trứng không được thụ tinh, progesterone sẽ sụt giảm mạnh gây hiện tượng thành tử cung bong tróc và hành kinh.
Vai trò chỉ huy sự thay đổi nồng độ nội tiết tố thuộc về hoạt động của hệ trục Não bộ - Tuyến yên - Buồng trứng và bộ ba nội tiết tố estrogen, progesterone và testosterone… Khi hệ trục bị suy giảm hoạt động và các nội tiết tố bị xáo trộn, phụ nữ sẽ có dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt và cảm nhận được những thay đổi trong cơ thể, cả về thể chất, tâm sinh lý khác.
1. Các dấu hiệu trước kỳ kinh nguyệt là gì?
Các dấu hiệu trước kỳ kinh nguyệt gồm vô số các triệu chứng về thể chất và tâm lý. Các triệu chứng đó thường xảy ra từ 5 đến 10 ngày trước kỳ kinh nguyệt, có thể biến mất ngay khi kinh nguyệt bắt đầu hoặc thậm chí kéo dài cho đến hết kỳ kinh nguyệt.
Một khi các dấu hiệu này không còn đơn thuần là sự khó chịu mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ cần sự trợ giúp của các chuyên gia sản phụ khoa.
Các chuyên gia sản phụ khoa đã xác định được hơn 150 dấu hiệu trước kỳ kinh nguyệt. Trong đó có một số dấu hiệu thông thường:
- Buồn bực
- Phiền muộn
- Đau bụng
- Đau lưng
- Đầy hơi
- Thèm ăn
- Đau đầu
- Đau nhức cơ
- Đau ngực
- Mệt mỏi
- Mụn trứng cá
Trong đó, cứ 2 người phụ nữ sẽ có 1 người bị đau bụng khi có kinh nguyệt, trong đó đến 15% bị đau bụng dữ dội. Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ, dù chỉ trong thời gian ngắn. Nhiều lúc sự bất hoà, gây gỗ giữa vợ chồng, anh chị em cũng xuất phát nguyên nhân tâm lý bất ổn của những ngày nhạy cảm này, ngoài ra công việc của họ cũng có thể bị ảnh hưởng vì nhiều người không đủ sức để ngồi làm việc cả ngày trong cơn đau. Khoảng 30 đến 40% các trường hợp, các dấu hiệu trước kỳ kinh nguyệt rất nghiêm trọng đến mức cản trở mọi sinh hoạt bình thường hàng ngày. Một khi các dấu hiệu này không còn đơn thuần là sự khó chịu mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ cần sự trợ giúp của các chuyên gia sản phụ khoa.
2. Tại sao đến kỳ kinh nguyệt lại đau bụng?
Chứng đau bụng kinh nguyệt xảy ra khi thời kỳ kinh nguyệt bắt đầu hoặc đôi ba ngày trước đó và có thể kéo dài đến hết kinh. Trong mỗi lần kinh nguyệt, nếu không có tinh trùng để thụ tinh trứng, thành tử cung sẽ bị bong tróc, có thể gây đau. Quá trình này còn thúc đẩy việc giải phóng các nội tiết tố được gọi là prostaglandins, gây ra những cơn co thắt tử cung ức chế lưu lượng máu đến niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) dẫn đến triệu chứng đau bụng kinh.
Đau bụng kinh có thể từ khó chịu nhẹ đến đau dữ dội cản trở sinh hoạt hàng ngày.
Ngoài ra, chất gây viêm được biết đến như leukotrienes cũng tăng cao trong thời gian kinh nguyệt và góp phần làm trầm trọng thêm những cơn đau, đặc biệt ở phần bụng dưới. Một số tình trạng bệnh lý tiềm ẩn khác cũng có khả năng gây đau bụng khi phụ nữ bước vào kỳ kinh nguyệt, bao gồm: U xơ tử cung, viêm nhiễm vùng chậu hay hẹp cổ tử cung…
3. Xoa dịu đau bụng kinh và “căng thẳng” trước kỳ kinh
Để không phải chịu đựng và vượt qua các cơn đau, sự mệt mỏi trước kỳ kinh nguyệt một cách nhẹ nhàng, bạn có thể thử các giải pháp sau đây:
Giải pháp đối phó với từng chu kỳ
Sử dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai, thuốc giảm đau, các vitamin, chườm nóng bụng dưới hay vận động nhẹ nhàng, đều đặn... Giải pháp này cũng tương tự như việc giảm đau tạm thời, đến kỳ kinh nguyệt sau các dấu hiệu này lại tiếp tục xuất hiện, thậm chí theo năm tháng những cơn đau bụng kinh còn nặng nề hơn, đặc biệt với người ngoài 30 tuổi.
Giải pháp chấm dứt các triệu chứng và cơn đau bụng kinh từ gốc
Đó chính là việc cân bằng bộ 3 nội tiết tố nữ, giúp cơ thể giữ được sự “bình ổn” và cải thiện hiệu quả tâm lý cáu gắt, thay đổi tính tình thất thường mỗi khi những ngày đèn đỏ báo động và diễn ra. Việc sử dụng tinh chất Lepidium Meyenii để cân chỉnh lại sự mất cân bằng nội tiết tố nữ, qua đó làm giảm bớt các vấn đề về kinh nguyệt đặc biệt có hiệu quả với các triệu chứng khó chịu ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Đồng thời, giải pháp này còn giúp phụ nữ tuổi tiền mãn kinh giảm rõ rệt các triệu chứng bốc hỏa, mệt mỏi, cáu gắt, đau rát âm đạo khi quan hệ vợ chồng, tăng cường khả năng yêu ở phụ nữ tuổi trung niên, giúp họ đạt được hạnh phúc gối chăn và mãn nguyện hơn.
Trần Thúy


