Kinh nguyệt ra ít ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách khắc phục

15-02-2023

Tác Giả: Đội Ngũ Angelagold

Kinh nguyệt ra ít ở tuổi dậy thì là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt khá phổ biến ở bé gái khi chức năng buồng trứng chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, cũng có thể ảnh hưởng từ các nguyên nhân từ tâm lý, lối sống, thói quen sinh hoạt không lành mạnh cần được điều chỉnh sớm.

Kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là gì?

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý ở phụ nữ diễn ra từ tuổi dậy thì cho đến lúc mãn kinh, đánh dấu hoạt động của buồng trứng cũng như khả năng sinh sản của phụ nữ. Tuổi dậy thì trung bình ở bé gái là 12 tuổi (có thể đến sớm hoặc muộn hơn). Hàng tháng cơ thể bé gái sẽ phóng thích một đến hai trứng vào giai đoạn rụng trứng (phóng noãn) di chuyển theo ống dẫn trứng về tử cung để làm tổ.

Trước khi phóng noãn, nội mạc tử cung bắt đầu dày lên để chuẩn bị cho quá trình hình thành thai kỳ. Nếu quá trình thụ tinh không diễn ra, tử cung loại bỏ lớp nội mạc tử cung và chu kỳ kinh nguyệt xảy ra. Máu kinh chảy từ tử cung qua lỗ nhỏ ra khỏi cơ thể qua âm đạo. Thời gian hành kinh thường kéo dài từ 3-5 ngày hoặc cũng có người kéo dài cả tuần. Lượng máu kinh mất đi ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt  từ 50-80ml. (1

Tên

Kinh nguyệt ra ít ở tuổi dậy thì là tình trạng rối loạn kinh nguyệt khá phổ biến

Nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt ra ít ở tuổi dậy thì?

Kinh nguyệt ra ít ở tuổi dậy thì chủ yếu là do chức năng của buồng trứng chưa hoàn thiện, chưa phối hợp nhịp nhàng với hệ trục não bộ và tuyến yên, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất bộ nội tiết tố quan trọng của nữ giới, làm mất cân bằng, hoặc thiếu hụt thành phần nội tiết (bao gồm GnRH, FSH, LH, estrogen, progesterone, testosterone…), trong đó bộ ba quan trọng là estrogen, progesterone và testosterone chính là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.

1. Ăn uống thiếu chất:

Ở tuổi dậy thì, bé gái cần ăn uống đủ chất giúp cơ thể phát triển toàn diện. Việc ăn uống kham khổ, kiêng khem, thiếu dưỡng chất có thể ảnh hưởng đến nhu cầu hoạt động của cơ quan sinh dục nữ và là nguyên nhân gây kinh nguyệt ra ít ở tuổi dậy thì.

2. Tâm lý căng thẳng, bất ổn định:

Ở tuổi dậy thì trẻ có thể bị áp lực, căng thẳng việc học hoặc có thể tâm lý của tuổi mới lớn thường bất ổn, hay suy nghĩ mông lung cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ hàng tháng của mình.  

3. Cơ quan sinh dục nữ chưa hoàn thiện:

Ở giai đoạn đầu khi hành kinh, cơ thể phát triển chưa hoàn thiện, nên việc phóng noãn hoặc rụng trứng làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bé gái. Thông thường, những năm đầu, chu kỳ kinh nguyệt thường trục trặc, phải vài năm chu kỳ mới vào “quỹ đạo” ổn định.

4. Rối loạn hệ trục vàng:

Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng là hệ thần kinh nội tiết quan trọng của người phụ nữ, là nơi điều khiển cơ thể sản xuất bộ nội tiết quan trọng của phái nữ, đặc biệt là bộ ba estrogen, progesterone và testosterone, cũng như hormone tăng trưởng, prolactin. Ở tuổi dậy thì, do chưa có sự phối hợp nhịp nhàng của hệ trục vàng Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng nên có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố của cơ thể, dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt ra ít ở tuổi dậy thì hoặc một số rối loạn kinh nguyệt khác.

5. Những bệnh lý về buồng trứng:

Kinh nguyệt ra ở tuổi dậy thì có thể là triệu chứng của một số bệnh lý về buồng trứng, tiêu biểu là buồng trứng đa nang, viêm cổ tử cung, u xơ tử cung… làm cản trở sự phóng noãn và tiết hormone nội tiết. Mặc dù đây là những bệnh lý rất ít gặp ở tuổi dậy thì mọi người cũng không nên chủ quan, cần chú ý theo dõi sức khỏe.(2)

Hiện tượng ra kinh ít ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?

Kinh nguyệt ra ít ở tuổi dậy thì là hiện tượng khá phổ biến. Nếu tình trạng chậm kinh đơn thuần thì không có gì đáng lo ngại, vì thường không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của bé gái. Tuy nhiên, kinh nguyệt ra ít kèm theo các dấu hiệu bất thường sau đây thì cần cho trẻ thăm khám sớm, vì những triệu chứng sau đây có thể là sự báo hiệu bệnh lý nguy hiểm, cần được theo dõi và thăm khám kỹ lưỡng:

  • Chu kỳ kinh không đều, xuất huyết bất thường kèm theo mùi hôi khó chịu.
  • Kinh nguyệt có màu đen, vón cục.
  • Mỗi khi hành kinh bị đau bụng dữ dội và thường xuyên.

Cách khắc phục hiện tượng kinh nguyệt ra ít ở tuổi dậy cho bé như thế nào?

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có cách khắc phục phù hợp. Nếu nguyên nhân do bệnh lý thì cần điều trị bệnh lý, khi các bệnh lý hết, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường. Nếu kinh nguyệt ra ít liên quan đến lối sống thì cần điều chỉnh sớm:

1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ dưỡng chất

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối vừa giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì, vừa giúp cơ thể phát triển toàn diện, tăng cường sức khỏe và khả năng miễn dịch của cơ thể. Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ tuổi dậy thì:

  • Tăng cường rau xanh, trái cây, các loại hạt ngũ cốc trong thực đơn hàng ngày.
  • Uống đủ nước mỗi ngày (2-2,5 lít) giúp cơ thể loại bỏ độc tố, vận chuyển dinh dưỡng, đồng thời, giúp điều hòa kinh nguyệt, cải thiện tình trạng ra máu kinh ít.
  • Chú ý bổ sung các thực phẩm có hàm lượng sắt cao như: thịt bò, thịt gà, gan, đậu phụ, cá, hạt óc chó, bí ngô… có tác dụng thúc đẩy hoạt động tái tạo hồng cầu.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn cay nóng…
  • Nên ăn uống đúng giờ, đúng bữa và không nên nhịn ăn, bỏ bữa.

Tên

Bé gái cần có chế độ dinh dưỡng cân đối, đầy đủ dưỡng chất, và tăng cường nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

2. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt lành mạnh

Tâm lý căng thẳng, bất ổn là nguyên nhân chính gây rối loạn kinh nguyệt ở lứa tuổi dậy thì. Do vậy, bé gái cần sắp xếp chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh, tích cực:

  • Nên cân bằng việc học với nghỉ ngơi, nên trò chuyện nhiều hơn với bố mẹ, người thân để giúp mình giải tỏa căng thẳng và cho mình những lời khuyên thiết thực nhất.
  • Không nên thức khuya, nên ngủ đủ giấc, đảm bảo 7 – 8 giờ/ ngày.
  • Không sử dụng thuốc lá và các chất kích thích.
  • Nên duy trì tập luyện thể dục 30 phút mỗi ngày, duy trì 5 lần/tuần. Nên lựa chọn môn thể thao phù hợp với vừa sức khỏe như: bơi lội, đi bộ, chạy bộ, đạp xe, yoga…

3. Vệ sinh vùng kín đúng cách

Vệ sinh vùng kín không đúng cách, mất vệ sinh là nguyên nhân vi khuẩn xâm nhập, phát tán gây ra các bệnh phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, rối loạn kinh nguyệt… Ở lứa tuổi dậy thì, bé gái thường ít kinh nghiệm trong việc chăm sóc thân thể, đặc biệt là những ngày hành kinh, vì vậy, mẹ chính là người gần gũi chỉ bảo cho con về cách chăm sóc, vệ sinh “cô bé” với những cách sau:

  • Nên vệ sinh vùng kín từ 1 – 2 lần mỗi ngày với nước sạch. Đặc biệt, những ngày hành kinh nên sử dụng các dung dịch vệ sinh làm sạch có độ pH dịu nhẹ, an toàn để vệ sinh.
  • Không nên thụt rửa quá sâu vào âm đạo, có thể khiến virus, nấm, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm nhiễm. Chỉ nên dùng nước ấm, hoặc dung dịch vệ sinh tạo bọt ra tay thoa lên vùng kín nhẹ nhàng rồi dùng nước lạnh rửa sạch.
  • Cân thay quần lót mỗi ngày và nhớ giặt sạch sạch sẽ, nên phơi ở nơi có ánh nắng để tiêu diệt nấm men và vi khuẩn tích tụ.
  • Những ngày đến tháng, nên thay băng vệ sinh thường xuyên (sau 4h), kể cả khi kinh nguyệt ra ít.
  • Nên mặc quần lót thoải mái, chất liệu có thể thấm hút mồ hôi như cotton, tránh gây ẩm ướt, kích ứng vùng kín.

Điều hòa kinh nguyệt bằng tinh chất thiên nhiên

Chuyên gia Lưu Thị Hồng cho biết: “Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng là hệ trục thần kinh – nội tiết quan trọng hàng đầu của phụ nữ, giữ vai trò chỉ huy, sản xuất các nội tiết tố chính cho cơ thể phụ nữ bao gồm GnRH, FSH, LH, estrogen, progesterone, testosterone…). Trong đó có bộ 3 nội tiết tố quan trọng nhất là estrogen, progesterone và testosterone. “Hệ trục vàng” và sự ổn định của “bộ 3 nội tiết tố” quyết định đến sự hình thành, phát triển và duy trì sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý của người phụ nữ.”

Rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt kéo dài hoặc ngắn, lượng máu kinh quá ít hoặc quá nhiều là do bộ 3 nội tiết tố nữ estrogen, progesterone và testosterone bất ổn khiến trứng không trưởng thành và rời khỏi buồng trứng, dẫn tới kinh nguyệt không xuất hiện mặc dù estrogen vẫn được sản xuất, nhưng cơ thể không đủ progesterone để cân bằng ảnh hưởng của estrogen; hoặc cả progesterone và estrogen đều giảm thấp…

Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng vòng kinh không đều, kéo dài trên 7 ngày hoặc quá ngắn, lượng máu mất nhiều hoặc ít… Tình trạng này thường gặp ở lứa tuổi dậy thì, những người rối loạn ăn uống (do tăng cân hoặc giảm cân quá nhanh), phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh do lượng nội tiết tố trong cơ thể có biến động bất thường.

Do vậy, cân chỉnh nội tiết chính là giải pháp điều hòa kinh nguyệt từ gốc. Trải qua hành trình nghiên cứu nhiều năm, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra giải pháp từ các tinh chất thiên nhiên có tác dụng chuyên biệt hỗ trợ tác động mạnh mẽ lên hệ trục vàng não bộ – tuyến yên – buồng trứng. Bộ đôi tinh chất Lepidium Meyenii và P. Leucotomos (có trong Angela Gold) giúp bộ 3 nội tiết tố nữ được sản xuất theo đúng và đủ với nhu cầu cơ thể, hỗ trợ nâng cao sức khỏe, sắc đẹp và đời sống sinh lý.

Tên

Các nghiên cứu khoa học tại Mỹ và Úc cho thấy, các hoạt chất có trong Lepidium Meyenii, đặc biệt là các sterols quý, có tác dụng hỗ trợ tăng cường hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng. Từ đó, kích thích cơ thể sản xuất các loại hormone phục vụ cho hoạt động sống là estrogen, progesterone và testosterone theo đúng và đủ nhu cầu cơ thể.

Thành phần sản phẩm đã được kiểm chứng khoa học ở nhiều quốc gia trên thế giới nên chị em có thể yên tâm sử dụng. Sản phẩm dùng cho phái đẹp từ tuổi 18 trở lên. 

Trên đây là những thông tin về kinh nguyệt ra ít ở tuổi dậy thì, hiện tượng này còn xảy ra ở người trưởng thành, đặc biệt là phụ nữ trên 30, bước vào giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh cũng gặp phải trường hợp này. Nguyên nhân chủ yếu là thay đổi nội tiết tố từ bên trong, do vậy bên cạnh thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh thì có thể kết hợp với sử dụng các thảo dược từ thiên nhiên, giúp cân chỉnh nội tiết tố hài hòa với cơ thể.

Đánh giá bài viết
15-02-2023