Viêm âm đạo: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh
Ngày đăng bài: 21-10-2016
Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa vô cùng phổ biến ở nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản. Các triệu chứng này khiến cho phụ nữ rất khó chịu, từ đó ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày và cả đời sống tình dục.
1. Viêm âm đạo là gì?
Viêm âm đạo là hiện tượng âm đạo bị viêm hoặc nhiễm trùng. Tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng đến âm hộ, bộ phận bên ngoài của bộ phận sinh dục của phụ nữ. Viêm âm đạo gây ngứa, đau, dịch tiết âm đạo nhiều và có mùi hôi.

Viêm âm đạo là bệnh lý phổ biến nhưng gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của phụ nữ
2. Nguyên nhân gây ra viêm âm đạo
Nấm Candida
Nấm Candida là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng viêm âm đạo. Tình trạng này còn được gọi là viêm âm đạo do nhiễm trùng nấm men. Theo Hiệp hội Hóa học Lâm sàng Hoa Kỳ (AACC), ước tính 75% phụ nữ sẽ mắc ít nhất 1 lần nhiễm trùng nấm men trong đời và 40% – 45% sẽ mắc 2 hoặc nhiều hơn. Những lần bị nhiễm trùng nấm men của chị em thường xảy ra trong giai đoạn thời kỳ mang thai, dùng kháng sinh, tiền mãn kinh – mãn kinh hoặc khi hệ miễn dịch suy yếu.
Viêm âm đạo do “lỗi” của hệ trục
Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng giữ vai trò chỉ huy, sản xuất các nội tiết tố chính cho cơ thể phụ nữ (bao gồm GnRH, FSH, LH, Estrogen, Progesterone, Testosterone…). Thế nhưng quy luật lão hóa tự nhiên cùng các tác động của cuộc sống hiện đại như ô nhiễm, hoá chất, stress kéo dài,… khiến hệ trục này bị suy giảm hoạt động. Hệ quả là các nội tiết tố Progesterone, Estrogen và Testosterone không còn hoạt động nhịp nhàng, dẫn đến các mô âm đạo co lại, trở nên mỏng hơn và bị khô. Lúc này, âm đạo dễ bị viêm, sưng và kích ứng hơn bình thường.
Bộ 3 nội tiết tố bất ổn, tạo điều kiện cho viêm âm đạo
Môi trường âm đạo ổn định rất quan trọng cho sức khỏe của âm đạo. Bất kỳ sự gián đoạn hay mất ổn định nào của môi trường này cũng có thể làm cho quần thể vi khuẩn trong âm đạo xáo trộn, dẫn đến thay đổi độ pH âm đạo, làm cho phụ nữ dễ bị viêm âm đạo.
Cụ thể, trong giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh, bộ 3 nội tiết tố xáo trộn không chỉ làm niêm mạc âm đạo co lại, mỏng hơn và khô mà còn làm cho môi trường pH của âm đạo mất ổn định, đây cũng là thời điểm âm đạo dễ bị viêm nhiễm nhất. Các vi khuẩn có lợi giảm hoạt động trong khi các vi khuẩn có hại lại có điều kiện sinh sôi và các loại nấm xâm nhập.
Nhiễm Trichomonas gây viêm âm đạo
Phụ nữ lớn tuổi có nhiều khả năng bị viêm âm đạo do nhiễm Trichomonas hơn so với những phụ nữ trẻ. Theo đó, Trichomoniasis là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STD) rất phổ biến. Bệnh này là do bị nhiễm ký sinh trùng nguyên sinh có tên là Trichomonas vaginalis.
Viêm âm đạo do hóa chất
Chị em có thể nhạy cảm với một số hóa chất bao gồm cả băng vệ sinh, các hóa chất trong các sản phẩm vệ sinh phụ nữ có mùi thơm, các loại chất bôi trơn mà đang sử dụng để khắc phục chứng khô âm đạo, các hóa chất trong xà bông bạn đang sử dụng để giặt đồ lót hay thậm chí là dị ứng với… bao cao su.

Hóa chất từ băng vệ sinh cũng có thể là nguyên nhân khiến chị em bị viêm âm đạo
3. Các triệu chứng viêm âm đạo
Các dấu hiệu và triệu chứng viêm âm đạo có thể bao gồm:
- Thay đổi màu sắc, mùi hoặc dịch tiết âm đạo nhiều bất thường từ âm đạo.
- Ngứa hoặc kích ứng âm đạo.
- Đau khi giao hợp.
- Đi tiểu đau.
- Chảy máu âm đạo nhẹ hoặc xuất hiện các đốm máu nhỏ.
Trong đó, dịch tiết âm đạo có thể cho chị em biết nguyên nhân khiến bị viêm âm đạo. Ví dụ nhiễm trùng nấm men dịch màu trắng, đặc giống như pho mát; Nhiễm trùng Trichomonas tiết dịch màu vàng xanh, đôi khi có bọt.
4. Ai có thể bị viêm âm đạo?
Viêm âm đạo có thể bắt đầu xảy ra sau giai đoạn dậy thì. Tuy nhiên, đối tượng dễ bị viêm nhiễm âm đạo là phụ nữ sau sinh, sau 30 tuổi và đặc biệt là phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh. Nguyên nhân là nội tiết tố của chị em trong các giai đoạn trên thường bị xáo trộn, tạo điều kiện cho viêm âm đạo dễ xuất hiện.
5. Các biến chứng của viêm âm đạo
Trong các nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm âm đạo, Trichomonas dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho phụ nữ nhất. Cụ thể:
- Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác của phụ nữ, bao gồm cả HIV nếu tiếp xúc với các mầm bệnh.
- Làm tăng nguy cơ sinh non ở phụ nữ.
6. Viêm âm đạo được chẩn đoán như thế nào?
Để tìm ra nguyên nhân gây ra các triệu chứng của chị em, bác sĩ phụ khoa có thể:
- Kiểm tra tiền sử bệnh lý (nếu có).
- Khám phụ khoa.
- Phân tích mẫu dịch âm đạo của chị em dưới kính hiển vi.
- Trong một số trường hợp, chị em có thể cần nhiều xét nghiệm hơn.
Phụ nữ nên đến bác sĩ để kiểm tra khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu viêm nhiễm âm đạo nào
7. Làm thế nào để điều trị viêm âm đạo?
Theo MedlinePlus (dịch vụ của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa kỳ), với mỗi nguyên nhân gây ra bệnh sẽ có cách khắc phục khác nhau:
- Nhiễm trùng nấm men (Nấm Candida): Thường được điều trị bằng kem hoặc thuốc bằng cách đặt vào bên trong âm đạo.
- Trichomonas: Dùng kháng sinh một liều. Cả chị em và chồng hoặc bạn trai đều cần được điều trị, để ngăn ngừa bệnh có thể tái phát.
- Dị ứng hoặc nhạy cảm với sản phẩm: Chị em cần tìm hiểu sản phẩm nào gây ra vấn đề. Khi bạn đã tìm ra nó, bạn nên ngừng sử dụng sản phẩm này ngay lập tức.
Để đảm bảo việc điều trị đúng và chính xác, chị em nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Tránh trường hợp tự ý mua và sử dụng thuốc bởi điều này có thể khiến tình trạng của chị em trở nên tồi tệ hơn.
8. Ổn định nội tiết tố – Bí quyết giúp cải thiện viêm âm đạo hiệu quả
Sau tuổi 30, đặc biệt là độ tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh, Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng (có chức năng chỉ huy, sản xuất các nội tiết tố chính cho cơ thể phụ nữ) dần bị suy yếu hoạt động, khiến các nội tiết tố (đặc biệt là Estrogen, Progesterone và Testosterone) trồi sụt bất thường dẫn đến hàng loạt vấn đề. Vì sự bất thường của các nội tiết tố mà đời sống sinh lý của phụ nữ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Lúc này, không chỉ đối mặt với tình trạng khô hạn gây nên những đau đớn khi quan hệ mà phụ nữ còn có nguy cơ mắc các bệnh lý về tình dục, trong đó bao gồm cả viêm âm đạo. Chính vì thế, để cải thiện viêm âm đạo từ gốc và phòng ngừa khô âm đạo hiệu quả, chị em nên tìm đến những giải pháp có tác động từ bên trong.
Với thành phần chính là Lepidium Meyenii – loại cây được mệnh danh là thảo dược quý dành riêng cho phụ nữ, Women’s Ginseng Angela Gold mang đến hiệu quả trong việc cải thiện chức năng và ham muốn tình dục. Các nghiên cứu khoa học tại Mỹ và Úc cho thấy, các hoạt chất có trong Lepidium Meyenii, đặc biệt là các sterols quý, có tác dụng tăng cường hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng, từ đó giúp cơ thể tự cân bằng các nội tiết Estrogen, Progesterone và Testosterone theo đúng và đủ với nhu cầu. Vì thế, sau một thời gian sử dụng Angela Gold, tình trạng viêm âm đạo do rối loạn nội tiết tố sẽ được cải thiện hiệu quả, đời sống sinh lý cũng vì thế mà trở nên viên mãn, hạnh phúc.

Ổn định nội tiết tố giúp phụ nữ tăng cường sức khỏe, duy trì sắc đẹp và đời sống sinh lý viên mãn
Phòng tránh viêm âm đạo như thế nào?
MedlinePlus cho biết, để phòng ngừa viêm nhiễm âm đạo, phụ nữ có thể áp dụng những giải pháp sau:
|
Bất cứ chị em nào cũng có thể bị viêm âm đạo. Ngoài ra, tỉ lệ tái phát của bệnh lý này cũng khá cao. Vì thế, chị em nên chủ động phòng ngừa bệnh bằng các giải pháp trên, đồng thời ổn định nội tiết tố từ bên trong với Angela Gold để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Cập nhật lần cuối:21-10-2016