Rối loạn kinh nguyệt sau khi cấy que tránh thai có nguy hiểm không?

(29/03/2023)
Nhiều chị em sau khi cấy que tránh thai gặp phải một số tình trạng bất thường của cơ thể như kinh nguyệt không đều, rong kinh, mất kinh. Vậy rối loạn kinh nguyệt sau khi cấy que tránh thai có nguy hiểm không? Và có những cách nào giúp khắc phục vấn đề này? Hãy cùng theo dõi qua bài viết dưới đây.

Tác dụng của que tránh thai

Que cấy tránh thai là những thanh nhựa nhỏ, chứa hormone progesterone - ức chế quá trình rụng trứng và điều hòa kinh nguyệt, được luồn vào dưới da cánh tay không thuận của phụ nữ. Cấy que tránh thai là phương pháp ngừa thai tối ưu nhất hiện nay với hiệu quả từ 3 - 5 năm. Tuy nhiên, liệu pháp này không giúp chị em phòng tránh các bệnh tình dục và HIV/AIDS.

Rối loạn kinh nguyệt sau khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là phương pháp ngừa thai hiệu quả lên đến 99%

Khi đưa que cấy chứa nội tiết tố progesterone vào cơ thể sẽ giúp ngăn cản quá trình rụng trứng ở phụ nữ và không cho tinh trùng tiến vào bằng cách làm đặc chất nhầy ở cổ tử cung. Mặc dù mang lại hiệu quả tránh thai 99%, song phương pháp này tiềm ẩn một số tác dụng phụ như:

  • Rối loạn nội tiết tố khi cấy que tránh thai: vô kinh (30% phụ nữ gặp phải tình trạng này), xáo trộn chu kỳ kinh nguyệt, chu kỳ hành kinh thưa và giảm dần, rong kinh, rỉ máu âm đạo, lượng máu kinh ra ít và lạ thường (màu đen, vón cục, mùi hôi).
  • Tổn thương vị trí cấy que tránh thai: viêm nhiễm, tụ máu, dị ứng hoặc sưng đau vị trí đặt que tránh thai.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân: nhức đầu, nổi mụn nhiều, tăng cân, ngực căng tức, mệt mỏi, dễ cáu gắt, giảm ham muốn tình dục…(1)

Rối loạn kinh nguyệt khi cấy que tránh thai là gì?

Rối loạn kinh nguyệt sau khi cấy que tránh thai là tình trạng phụ nữ không thấy kinh nguyệt xuất hiện (còn gọi là vô kinh), rong kinh, lượng kinh ra ít hoặc không đều do có một số thay đổi nội tiết tố sau khi cấy que tránh thai. Hiện tượng này diễn ra trong khoảng từ 3-6 tháng vì cơ thể cần phải có thời gian để thích nghi với sự thay đổi hormone nên kinh nguyệt không xuất hiện là điều rất bình thường.

Thế nhưng, nếu sau khoảng thời gian đó mà vẫn chưa có kinh nguyệt hoặc chu kỳ kinh nguyệt vẫn bất thường, chị em nên đến thăm khám chuyên khoa để tìm hiểu rõ nguyên nhân.

Có thể trong quá trình cấy que tránh thai đã xảy ra một số vấn đề như: que cấy không đảm bảo chất lượng, không khám sàng lọc trước khi thực hiện hoặc thực hiện sai kỹ thuật khiến que cấy bị lệch gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi cấy que tránh thai.(2)

Rối loạn kinh nguyệt khi cấy que tránh thai có nguy hiểm không?

Rối loạn kinh nguyệt sau khi cấy que tránh thai là tình trạng thường gặp, xảy ra với phần lớn chị em phụ nữ sử dụng phương pháp tránh thai này. Trong khoảng thời gian đầu, lượng hormone do que cấy tiết ra có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt bị xáo trộn, nhưng không gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Rối loạn kinh nguyệt sau khi cấy que tránh thai

Rối loạn kinh nguyệt sau khi cấy que tránh thai khiến chị em gặp nhiều lo lắng về sức khoẻ và tâm sinh lý

Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, nếu sau 3-6 tháng tình trạng này vẫn còn tiếp tục, chị em nên đến phòng khám chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân hoặc tháo bỏ que tránh thai. Nếu để hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau khi cấy que tránh thai diễn ra trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sắc vóc, tâm lý và sức khỏe toàn diện của chị em.

Cách khắc phục rối loạn kinh nguyệt khi cấy que tránh thai hiệu quả

Rối loạn kinh nguyệt sau khi cấy que tránh thai là điều bình thường, chị em không cần phải quá lo lắng. Nhưng để chu kỳ kinh nguyệt sớm ổn định trở lại, sau khi cấy que tránh thai, chị em phụ nữ nên tham khảo một số cách khắc phục vấn đề dưới đây:

1. Bổ sung thực phẩm hỗ trợ điều hòa nội tiết tố

Nội tiết tố được coi là “công tắc nguồn” của hoạt động buồng trứng, điều hoà kinh nguyệt của phụ nữ. Khi nội tiết tố bị rối loạn do có sự can thiệp của các yếu tố bên ngoài vào cơ thể như cấy que tránh thai, chị em nên chủ động bổ sung dưỡng chất giúp cân chỉnh lại các nội tiết này như Lepidium Meyenii (có trong sản phẩm Angela Gold).

Đây là tinh chất thiên nhiên quý, được các nhà khoa học Mỹ chứng minh rằng có tác động tích cực trong việc cân bằng nội tiết tố của nữ giới. Lepidium Meyenii hỗ trợ tăng cường hoạt động của hệ trục “Não bộ - Tuyến yên - Buồng trứng", nhờ đó điều chỉnh sản xuất bộ 3 nội tiết Estrogen, Progesterone và Testosterone theo đúng và đủ nhu cầu cơ thể.

Việc bổ sung 2 viên Angela Gold mỗi ngày góp phần giúp chị em cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi cấy que tránh thai hiệu quả hơn.

Rối loạn kinh nguyệt sau khi cấy que tránh thai

Chủ động bổ sung thực phẩm chăm sóc sức khỏe nội tiết tố giúp chị em hạn chế các tác dụng phụ gây hại đến cơ thể và sắc vóc sau khi cấy que tránh thai

Bên cạnh Lepidium Meyenii, Angela Gold còn bổ sung P. Leucotomos và nhiều dưỡng chất khác giúp bảo vệ và tái tạo cấu trúc nền của da, ngừa lão hóa, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu như bốc hỏa, cáu gắt, mất ngủ, trầm cảm.

2. Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý

Chế độ ăn uống khoa học, giàu chất dinh dưỡng tác động rất nhiều đến sức khoẻ sinh lý của chị em, giúp cơ thể điều tiết và nhanh chóng thích nghi với việc cấy que tránh thai. Phụ nữ nên chủ động bổ sung nhiều nhóm chất cần thiết cho cơ thể như vitamin nhóm B, magiê, sắt, omega-3…. Hạn chế sử dụng quá nhiều muối, đường tinh luyện, các thức uống chứa cafein và chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá…

Giấc ngủ có vai trò đặc biệt đối với sức khỏe toàn thân, bao gồm cả hệ nội tiết. Do đó, chị em nên đảm bảo ngủ đủ 8h/ ngày và đi ngủ trước 10h tối. Sắp xếp thời gian thư giãn hợp lý, xen kẽ lịch trình làm việc tạo điều kiện cho cơ thể thư giãn và phục hồi.

3. Tránh căng thẳng, mệt mỏi

Stress khiến cho chị em dễ cáu gắt, gây ảnh hưởng tiêu cực lên hệ thần kinh nội tiết sẽ khiến cho tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi cấy que tránh thai trở nên nặng hơn. Cố gắng giảm thiểu những áp lực, căng thẳng sẽ giúp chị em có cuộc sống vui vẻ và tràn đầy sức sống, từ đó góp phần ổn định nội tiết tố.

Sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng, chị em có thể đi dạo, đọc sách, vẽ tranh hoặc nói chuyện với bạn bè, người thân… để giải tỏa áp lực, cân bằng cảm xúc.

4. Cần tư vấn sử dụng biện pháp tránh thai khác

Một số chị em đang điều trị các bệnh về nội tiết như cường giáp, suy giáp, bướu tuyến thận hoặc một số bệnh liên quan đến tim mạch, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, thiếu máu cơ tim… được khuyến cáo là không nên sử dụng biện pháp cấy que để tránh thai.

Rối loạn kinh nguyệt sau khi cấy que tránh thai

Chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm được biện pháp tránh thai phù hợp

Bên cạnh đó, những trường hợp như có tiền sử bệnh hoặc đang điều trị ung thư vú, người mắc các bệnh lý liên quan đến rối loạn chức năng gan, lupus ban đỏ hệ thống, người đang sử dụng thuốc chống động kinh/ thuốc trị lao… cũng cần tham vấn ý kiến bác sĩ để tìm được phương pháp tránh thai khác, phù hợp hơn.

5. Đến gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu lạ

Sau khi cấy que tránh thai, nếu bạn cảm thấy vùng da cấy bị sưng đỏ, ngứa ran hoặc que bị cong/ lệch ra khỏi vị trí cấy, nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức để có biện pháp can thiệp phù hợp, phòng tránh các biến chứng xảy ra như tụ máu hay nhiễm trùng chỗ cấy.

Tóm lại, cấy que tránh thai không gây nguy hiểm cho người sử dụng và tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi cấy que tránh thai là phản ứng bình thường, thế nên chị em không cần phải quá lo lắng. Thay vào đó, nên chủ động bổ sung các dưỡng chất giúp điều hoà nội tiết tố và có lối sống khoa học để giảm thiểu các tác dụng phụ cũng như nhanh chóng ổn định nội tiết tố.


(*) Hiệu quả của sản phẩm tùy thuộc vào thể trạng của từng người.



CÁC NHÃN HÀNG ECOGREEN
Cùng được nhập khẩu và phân phối bởi Công ty Cổ Phần Dược phẩm Eco với các sản phẩm uy tín trên thị trường
logo

Tên