7 cách điều trị trầm cảm sau sinh tại nhà hiệu quả

28-08-2023

Tác Giả: Đội Ngũ Angelagold

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), cứ 8 người phụ nữ thì có 1 người bị trầm cảm sau sinh . Vậy trầm cảm sau sinh là gì? Biểu hiện ra sao? Có cách điều trị trầm cảm sau sinh tại nhà không? Những chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.

Triệu chứng trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh (hay còn gọi là Postpartum Depression) là một dạng trầm cảm bắt đầu xảy ra trong vòng 4 tuần sau khi sinh bao gồm những thay đổi về thể chất, cảm xúc và hành vi.  (1)

Hiện nay, khoa học vẫn chưa kết luận được nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, có những yếu tố khiến phụ nữ dễ bị trầm cảm sau khi sinh như: di truyền, thay đổi nội tiết tố, tiền sử rối loạn tâm thần, sức khỏe suy giảm, các vấn đề về cảm xúc liên quan đến đời sống, kinh tế…

Trầm cảm sau sinh rất khó nhận biết, cho đến khi người bệnh có những biểu hiện, hành động tiêu cực tới bản thân. Do đó, phụ nữ mới sinh nên lưu ý nếu những dấu hiệu sau thì cần nghĩ ngay đến trầm cảm sau sinh:

  • Tâm trạng buồn rầu kéo dài, cảm giác trống rỗng, lo lắng, dễ cáu kỉnh, khóc nhiều không kiểm soát được.
  • Tuyệt vọng, bi quan, cảm thấy tội lỗi, vô dụng, vô vọng, hoặc bất lực.
  • Mất năng lượng, mất hứng thú với sở thích và hoạt động.
  • Suy giảm khả năng tập trung, quan sát chi tiết và đưa ra quyết định.
  • Mệt mỏi.
  • Xuất hiện các tình trạng đau nhức như nhức đầu, cơ thể hoặc đau dạ dày.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Ăn quá nhiều hoặc chán ăn do mất cảm giác ngon miệng.
  • Hình thành những ý nghĩ hoặc mưu toan tự sát.
  • Cảm thấy khó gắn bó và chăm sóc cho em bé.
  • Ý nghĩ tổn thương em bé hoặc bản thân.

Là một loại bệnh tâm thần nghiêm trọng, nếu không phát hiện và có biện pháp chữa trị kịp thời, trầm cảm sau sinh sẽ dẫn tới những hậu quả đáng tiếc. Có những trường hợp người mẹ u uất đã tự hủy hoại cuộc đời bằng cách tước đi mạng sống của bản thân hoặc em bé.

Hậu quả nghiêm trọng của bệnh trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh xảy ra ở 10 đến 15% phụ nữ sau sinh.  Có nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu như không có cách điều trị trầm cảm sau sinh từ sớm, bệnh lý này sẽ ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe của người mẹ, em bé và những mối quan hệ xung quanh.

1. Đối với người phụ nữ

Trầm cảm sau sinh không được điều trị có thể kéo dài hàng tháng hoặc lâu hơn, thậm chí phát triển thành bệnh rối loạn tâm thần.

Trầm cảm kéo dài khiến hàng rào miễn dịch sẽ suy yếu, không còn đủ sức để chống lại các tác nhân gây bệnh thông thường, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm và làm trầm trọng thêm các bệnh viêm nhiễm. Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh thường mất ngủ, chán ăn khiến cho sức khỏe sa sút, tinh thần kém minh mẫn, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày.

Ngoài ra, phụ nữ trầm cảm sau sinh thường không đủ sức khỏe để gắn bó và chăm sóc con cái, có nguy cơ tự tử cao (chiếm 20% tổng số ca tử vong ở các bà mẹ) . Ngay cả khi được điều trị, trầm cảm sau sinh cũng làm tăng nguy cơ trầm cảm trong tương lai.

cách điều trị trầm cảm sau sinh tại nhà

Phụ nữ trầm cảm sau sinh sẽ không có đủ sức khỏe và tinh thần để gắn bó và chăm sóc con cái

2. Đối với đứa trẻ có mẹ bị trầm cảm sau sinh

Chứng trầm cảm sau sinh ở người mẹ có thể ảnh hưởng đến con của họ trong suốt thời thơ ấu, đặc biệt là các vấn đề về sức khỏe hành vi và cảm xúc như:

  • Chậm phát triển ngôn ngữ, học tập, vận động hoặc rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).
  • Gặp các vấn đề về liên kết mẹ con.
  • Hạn chế khả năng giao tiếp, dễ căng thẳng và khó thích nghi với môi trường, khó hòa nhập xã hội…
  • Có thể có những hành vi bất thường, khóc nhiều hơn hoặc dễ kích động hơn trẻ bình thường.
  • Gặp các vấn đề về giấc ngủ.
  • Chiều cao thấp hơn và nguy cơ béo phì cao hơn ở trẻ mẫu giáo.
  • Dễ phát triển khuynh hướng bạo lực.

Nếu không phát hiện và có cách điều trị trầm cảm sau sinh kịp thời, bệnh lý này không chỉ tác động tới người mẹ và em bé mà còn ảnh hưởng tới các mối quan hệ xung quanh như chồng, bố mẹ, anh chị em ruột chung sống trong một mái nhà do sự căng thẳng triền miên trong gia đình dẫn đến tâm lý, sức khỏe từng thành viên sẽ ảnh hưởng.

Cách điều trị trầm cảm sau sinh tại nhà

Trầm cảm sau sinh có chữa khỏi không? Câu trả lời là CÓ. Tùy thuộc vào loại triệu chứng và mức độ nghiêm trọng, người bệnh sẽ được chỉ định những phương pháp điều trị khác nhau.

1. Dùng thuốc

Có nhiều loại thuốc chữa trầm cảm sau sinh và tất cả đều phải được kê toa và chỉ định bởi bác sĩ. Một số loại thuốc phổ biến như:

  • Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm giúp cân bằng các chất hóa học trong não ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn, có thể mất vài tuần để thuốc có hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc có thể ảnh hưởng đến em bé thông qua tuyến sữa, vậy nên hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Một số nhóm thuốc chống trầm cảm như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và noradrenalin (SNRIs), thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs),…

  • Brexanolone

Là loại thuốc được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt vào năm 2019 để điều trị chứng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ trưởng thành bằng cách khôi phục lại sự cân bằng nội tiết tố. Brexanolone được truyền hoặc tiêm cho người bệnh, đồng thời theo dõi trong 2 ngày (60 giờ) tại cơ sở y tế chuyên nghiệp vì thuốc có thể gây mất ý thức đột ngột ở một số trường hợp.

2. Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý là cách điều trị trầm cảm sau sinh tại nhà hiệu quả nếu như tình trạng bệnh được phát hiện sớm và người bệnh tiếp nhận điều trị kịp thời. Thông qua nói chuyện, trao đổi với bác sĩ tâm lý hoặc chuyên gia sức khỏe, người mẹ có thể tìm ra cách đối phó với những cảm xúc tiêu cực, giải quyết vấn đề gây bệnh, đặt mục tiêu thiết thực để phát triển những suy nghĩ tích cực hơn.

Một số loại liệu pháp như: liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), liệu pháp giao tiếp giữa các cá nhân (IPT), trị liệu theo nhóm, thăm khám tại nhà, tư vấn và đảm bảo giấc ngủ ngon hơn cho người mẹ…

cách điều trị trầm cảm sau sinh tại nhà

Các liệu pháp tâm lý giúp người mẹ có thể tìm ra phương pháp đối phó với những cảm xúc tiêu cực

3. Một số giải pháp khác

Trầm cảm sau sinh là một trong những bệnh tâm lý nghiêm trọng, do đó người bệnh không nên cố gắng chữa trị mà không có sự tham gia của chuyên gia y tế. Tuy nhiên, một số giải pháp sau đây có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn.

  • Tìm ai đó để nói chuyện, chẳng hạn bạn bè, thành viên gia đình hoặc bất kỳ ai có thể lắng nghe và giúp đỡ bạn.
  • Tham gia một nhóm hỗ trợ cho cha mẹ mới.
  • Cố gắng ăn uống lành mạnh và dành thời gian nghỉ ngơi, luyện tập thể dục.
  • Mỗi ngày dành ra 30 – 60 phút chăm sóc bản thân và làm những việc mình thích như đọc sách hoặc các sở thích khác.

Ngoài ra, gia đình, bạn bè và người thân của người bệnh cũng cần quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ mẹ sau sinh để phát hiện và phòng ngừa những dấu hiệu của bệnh từ sớm, tránh để lại hậu quả đáng tiếc về sau.

Làm thế nào để phòng ngừa chứng trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh có thể được kiểm soát tốt nếu như người mẹ có sự chuẩn bị kỹ càng về cả tâm lý, kiến thức và những biện pháp phòng ngừa từ sớm. Sau đây là một số cách giúp giảm khả năng mắc trầm cảm sau sinh:

1.  Trước khi sinh

Với những trường hợp người mẹ có tiền sử hoặc dấu hiệu trầm cảm, cần có những phương pháp giúp chăm sóc về cả dinh dưỡng và tinh thần trong suốt quá trình mang thai như:

  • Tham gia học lớp học tiền sản

Tham dự các lớp học tiền sản, kết bạn với những phụ nữ đang mang thai khác và những người mới làm cha mẹ để học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ kiến thức chuẩn bị đón con. Các cặp vợ chồng tham gia lớp học tiền sản sẽ được trang bị đầy đủ kiến ​​thức về việc chuẩn bị cho quá trình sinh nở, chăm sóc sức khỏe thai kỳ, chăm sóc trẻ sơ sinh và bà mẹ sau sinh (chăm sóc hậu sản),… nhờ đó, khỏi cảm thấy bỡ ngỡ, căng thẳng, stress khi làm mẹ.

  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết trong thời kỳ mang thai như các nhóm thực phẩm giàu vitamin B6, B12, vitamin D, chất chống oxy hóa, axit béo Omega-3, axit folic… Đồng thời, tránh những thực phẩm không lành mạnh, không an toàn như thực phẩm chế biến sẵn, rượu, cà phê, đồ ăn cay, dầu mỡ…

cách điều trị trầm cảm sau sinh tại nhà

Bổ sung các nhóm thực phẩm giàu dưỡng chất cần thiết cho bà mẹ trong thời kỳ mang thai có thể hỗ trợ phòng ngừa bệnh trầm cảm

  • Thăm khám, sàng lọc dấu hiệu trầm cảm

Nếu người mẹ hoặc thành viên trong gia đình có tiền sử bệnh lý về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, trầm cảm sau sinh, hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ có thể theo dõi các triệu chứng và giúp bạn kiểm soát, sàng lọc các triệu chứng trầm cảm nhẹ.

2. Sau sinh

Ngoài những cách điều trị trầm cảm sau sinh tại nhà, điều trị tại cơ sở y tế, người mẹ có thể tham khảo một số phương pháp sau để xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe tinh thần giúp phòng ngừa trầm cảm sau sinh từ sớm.

  • Chế độ ăn uống, lối sống khoa học

Sinh con là một quá trình khó khăn và thử thách, lấy đi rất nhiều sức lực của người phụ nữ. Vì vậy, người mẹ sau sinh cần có một chế độ ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng để nhanh hồi phục sức khỏe và có đủ sữa cho em bé. Mẹ bỉm nên bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa trong thực đơn hàng ngày. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để chống táo bón.

Phụ nữ trong giai đoạn hậu sản cần tránh các loại gia vị gây kích ứng như ớt, thức uống chứa caffein như trà và cà phê, vì chúng có thể ảnh hưởng đến việc tiết sữa.  Ngoài ra, mẹ mới sinh cũng nên tập thể dục và vận động nhẹ nhàng để thư giãn.

  • Cố gắng ngủ và nghỉ ngơi khi bé ngủ

Thiếu ngủ có thể khiến cơ thể kiệt sức, góp phần gây ra các triệu chứng trầm cảm sau sinh. Cho nên đảm bảo giấc ngủ là yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa rối loạn tâm trạng. Người mẹ cần ngủ ít nhất bốn tiếng/ngày, hãy tranh thủ chợp mắt lúc em bé ngủ hoặc nhờ người thân chăm sóc em bé để nghỉ ngơi.

  • Không gây áp lực cho bản thân

Mẹ sau sinh không nên ép bản thân phải làm mọi thứ, hãy san sẻ công việc chăm sóc con cái với chồng. Thỉnh thoảng cần đi ra ngoài, làm điều gì đó mình thích để giải tỏa căng thẳng chẳng hạn như mua sắm, gặp gỡ bạn bè…

Không nên tự cô lập bản thân, hãy chủ động chia sẻ, nói chuyện với nửa kia, gia đình và bạn bè của bạn về cảm xúc của bản thân. Ngoài ra, có thể tiếp xúc và học hỏi các bà mẹ khác về kinh nghiệm của họ.

  • Thăm khám sức khỏe

Kiểm tra sức khỏe sau sinh có thể giúp sàng lọc các dấu hiệu và triệu chứng trầm cảm từ sớm. Đồng thời, giúp mẹ có thêm kiến thức để đối phó với chứng trầm cảm và chăm sóc cho trẻ tốt hơn.

cách điều trị trầm cảm sau sinh tại nhà

Thăm khám sức khỏe sau sinh góp phần phát hiện và giúp đỡ sớm những người mẹ có dấu hiệu trầm cảm.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, mất cân bằng nội tiết tố sau sinh là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tâm trạng, làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh. Vì vậy, các mẹ sau khi cai sữa cho bé có thể chủ động bổ sung các tinh chất thiên nhiên quý có khả năng cân chỉnh nội tiết tố đúng và đủ với nhu cầu cơ thể  điển hình như Lepidium Meyenii – loại thảo dược quý sinh trưởng ở độ cao 4.000m trên dãy núi Andes (Nam Mỹ).

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, tinh chất Lepidium Meyenii chứa các dưỡng chất quý như sterols, amino acid, nhóm glucosinat, nhóm alkaloid, nhóm acid béo và chất xơ… có khả năng tác động đến hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng, giúp hỗ trợ điều hòa bộ 3 nội tiết tố quan trọng cho người phụ nữ là Estrogen, Progesterone và Testosterone. Từ đó, giúp hỗ trợ cải thiện hiệu quả các triệu chứng mà phụ nữ sau sinh thường gặp phải như mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt, khô hạn, thay đổi tâm trạng, …

Rối loạn kinh nguyệt sau khi cấy que tránh thai

Angela Gold có tác dụng tăng cường hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng, giúp hỗ trợ cải thiện và tăng cường sức khỏe, sinh lý và sắc đẹp của phái nữ

Trầm cảm sau sinh mới khởi phát, chị em có thể áp dụng các cách điều trị trầm cảm sau sinh tại nhà. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng của bệnh không suy giảm và có xu hướng nghiêm trọng hơn chị em nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tránh để bệnh kéo dài, diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Đánh giá bài viết
30-08-2023