
10 dấu hiệu trầm cảm sau sinh dễ nhận biết, phụ nữ cần hiểu rõ
Hiện tượng trầm cảm sau sinh là gì?
Trầm cảm sau sinh (tiếng anh: Postpartum depression - PPD) là tình trạng người phụ nữ bị rối loạn cảm xúc, thay đổi về thể chất, tâm lý và hành vi sau khi sinh con. Trầm cảm sau sinh thường bắt đầu từ 1 đến 3 tuần sau khi sinh và thường phát triển trong vòng 1 năm đầu sau sinh. Giai đoạn này, phụ nữ sẽ cảm thấy buồn bã, lo lắng, suy nghĩ tiêu cực và mệt mỏi kéo dài. Những cảm giác này có thể khiến các mẹ gặp khó trong việc chăm sóc bản thân và em bé.
Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng đến khoảng 10–15% bà mẹ trưởng thành hàng năm. (1) Theo một số nghiên cứu, có đến 80% phụ nữ sẽ khỏi hoàn toàn tình trạng trầm cảm sau sinh nếu được chữa trị kịp thời, tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị từ sớm, bệnh có thể trở nặng và khiến các mẹ rơi vào tình trạng rối loạn tâm lý, thậm chí là kết thúc cuộc đời của chính mình và con.
Xem thêm: Trầm cảm sau sinh: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
10 dấu hiệu trầm cảm sau sinh dễ nhận biết
Theo các chuyên gia, từ lúc mang thai cho đến khi sinh em bé, các nội tiết tố trong cơ thể có những xáo trộn, trồi sụt thất thường, đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng trầm cảm sau sinh. Bên cạnh đó, mẹ bỉm thường phải đối mặt với nhiều áp lực từ việc chăm sóc sức khỏe bản thân, cân bằng cuộc sống đến việc chăm sóc em bé. Dưới đây là một số dấu hiệu của trầm cảm sau sinh mà các mẹ nên lưu ý:
1. Thường xuyên mệt mỏi
Thường xuyên mệt mỏi là dấu hiệu điển hình của trầm cảm sau sinh. Sau khi sinh con, các hormone estrogen, progesterone trong cơ thể phụ nữ giảm đột ngột, cùng với việc phải thường xuyên phải thức khuya chăm và cho con bú…. khiến các mẹ bỉm cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi và chậm hồi phục sức khỏe.
Thường xuyên mệt mỏi là dấu hiệu điển hình của trầm cảm sau sinh
2. Hay cáu gắt
Dấu hiệu của trầm cảm sau sinh thường thấy là tâm trạng của mẹ bỉm thường “sáng nắng chiều mưa”, hay nổi giận, cáu gắt, dễ nổi nóng với chồng, con và các thành viên trong gia đình, không làm chủ được cảm xúc của chính mình dù chỉ là một vấn đề nhỏ.
3. Cảm thấy tuyệt vọng
Những thay đổi từ vóc dáng, nhan sắc, tâm sinh lý sau khi sinh và các vấn đề như con chậm phát triển, áp lực từ phía gia đình… không tìm ra hướng giải quyết khiến phụ nữ dễ rơi vào cảm giác tuyệt vọng.
Lúc này, người mẹ dễ đối mặt với nhiều cảm xúc tiêu cực cùng lúc như: thấy buồn rầu hoặc chán nản; lo lắng hoặc kích động; tránh mặt bạn bè; cảm thấy cực kỳ có lỗi; cảm giác như cuộc sống không đáng sống; bị mắc kẹt, không có cách nào thoát ra được...
4. Trầm uất
Trầm uất là một phản xạ tự nhiên của con người khi gặp phải các vấn đề quá sức chịu đựng. Đối với các bà mẹ bỉm sữa, khi phải đối mặt với những mệt mỏi khi con quấy khóc, không đủ sữa cho con bú, tuân thủ các phương pháp ở cữ không khoa học… lâu ngày nhưng không thể chia sẻ cùng ai, từ đó dẫn đến trầm uất sau sinh. Mặc dù không phải là bệnh nhưng nếu kéo dài, rất dễ dẫn đến trầm cảm.
5. Cảm thấy bồn chồn
Phụ nữ sau sinh thường có cảm giác đứng ngồi không yên, không tin tưởng vào người khác khi nhờ vả một việc gì đó. Bồn chồn khiến nhịp tim tăng lên nhanh hơn và không thể tập trung vào việc khác.
Tình trạng này thường gặp phải khi ngủ, khiến các mẹ cảm thấy trằn trọc, xoay qua quay lại trên giường, khó đi vào giấc ngủ. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm trạng của ngày hôm sau.
6. Thường suy nghĩ tiêu cực
Chào đón một thiên thần nhỏ là niềm vui với các bậc cha mẹ, tuy nhiên, các thay đổi sau sinh như: rạn da, da nhăn nheo, mỡ thừa, nám, tàn nhang.. hoặc tác động bởi các yếu tố tâm lý từ gia đình, thiếu quan tâm từ chồng… dễ khiến mẹ bỉm tự ti, tủi thân.
Bên cạnh đó, khi em bé gặp phải các vấn đề sức khỏe, biếng ăn, thường xuyên bị bệnh….cũng khiến người mẹ có những suy nghĩ tiêu cực, cảm thấy có lỗi khi không thể chăm sóc tốt cho con.
7. Lo âu quá mức
Lo âu là trạng thái lo lắng quá mức với một sự kiện quan trọng nào đó trong đời và thường xuất hiện ở các bà mẹ có con lần đầu. Phụ nữ chưa có kinh nghiệm thường gặp nhiều khó khăn khi chăm sóc con cái, dẫn đến lo lắng, mất ngủ và sa sút tinh thần.
8. Dễ bị mất ngủ
Mất ngủ là một trong những biểu hiện của trầm cảm sau sinh, đặc biệt là trong 3 tuần đầu tiên. Theo một số nghiên cứu, có khoảng ¾ bà mẹ mắc phải chứng mất ngủ trong giai đoạn sau sinh với các triệu chứng như không thể ngủ sâu giấc vào ban đêm, hay giật mình tỉnh giấc, dễ bị đánh thức bởi tiếng động. (2)
Mất ngủ là một dấu hiệu của trầm cảm sau sinh
Mặc dù đây là một tình trạng phổ biến ở phụ nữ sau sinh, nhưng nếu xảy ra trong thời gian dài, chị em cần liên hệ ngay bác sĩ để được tư vấn điều trị, tránh để kéo dài gây tổn thương thần kinh và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
9. Thường né tránh người khác
Một trong những dấu hiệu của trầm cảm sau sinh thường thấy là phụ nữ tự thu mình lại và né tránh mọi người. Việc chăm sóc em bé gặp nhiều khó khăn, vất vả khiến mẹ bỉm cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi nhưng lại không muốn nhận sự giúp đỡ từ bất cứ ai vì sợ bị làm phiền hoặc cảm thấy không an tâm khi giao con cho người khác.
Bệnh cạnh đó, các tác động như mâu thuẫn gia đình, sự khác biệt giữa các thế hệ cũng có thể là lý do khiến chị em tự cô lập bản thân, ngại tiếp xúc với thế giới xung quanh.
10. Không có hứng thú tình dục
Sau sinh, nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ thay đổi đột ngột, khi cho con bú cơ thể sẽ sản sinh prolactin - hormone kích thích tuyến sữa, đồng thời ức chế sản xuất estrogen. Estrogen là hormone giúp kích thích ham muốn tình dục ở nữ, việc giảm sản xuất estrogen để phục vụ cho quá trình cho con bú khiến chị em giảm ham muốn sau sinh.
Bên cạnh đó, thiếu hụt estrogen còn làm cho âm đạo bị khô rát, bị đau khi quan hệ, khó đạt cực khoái. Ngoài ra, các tác nhân bên ngoài như tài chính không ổn định, không nhận được sự đồng cảm từ chồng, sự tự ti về ngoại hình cũng khiến phụ nữ né tránh chuyện phòng the.
Xem thêm: Nội tiết tố nữ là gì? Cách cân bằng nội tiết tố nữ tự nhiên
Các phương pháp phòng ngừa trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh có thể phát triển thành hành vi cực đoan gây hại cho cả mẹ và bé. Do đó, thực hiện các biện pháp phòng ngừa là vô cùng quan trọng ở cả giai đoạn đang mang thai và kể cả sau sinh. Cụ thể:
1. Ngay từ lúc mang thai
Từ giai đoạn thai kỳ, phụ nữ nên quan tâm và chăm sóc sức khỏe của bản thân để phòng trầm cảm bằng một số biện pháp sau:
- Khám sức khỏe tổng quát định kỳ: Các mẹ bầu nên thăm khám tổng quát định kỳ để hạn chế tối thiểu nguy cơ trầm cảm sau sinh, đồng thời thực hiện các bài kiểm tra đánh giá và sàng lọc trước sinh để phát hiện sớm triệu chứng trầm cảm ở giai đoạn sớm
- Xây dựng lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý: Trong thời gian mang thai, phụ nữ nên lưu ý chế độ ăn hợp lý. Bổ sung đầy đủ các nhóm chất, đặc biệt là sắt, vitamin, acid folic, khoáng chất, chất xơ và uống nhiều nước để cung cấp đủ dưỡng chất cho mẹ và bé bé. Kết hợp với việc vận động nhẹ, thường xuyên luyện tập các bài thể dục dành cho mẹ bầu để có một thai kỳ khỏe mạnh
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp thai kỳ khỏe mạnh
- Tâm sự với con từ khi còn trong bụng: Việc này giúp tăng tình cảm gắn bó giữa mẹ và con từ khi bắt đầu thai kỳ. Đồng thời, hỗ trợ phòng ngừa chứng trầm cảm sau sinh.
- Tham gia lớp học tiền sản: Cả bố và mẹ nên tham gia các khóa học tiền sản, đặc biệt đối với các cặp vợ chồng lần đầu tiên có con. Lớp học tiền sản trang bị cho bố, mẹ những kiến thức cơ bản về việc chuẩn bị tâm lý, sức khỏe và chế độ dinh dưỡng khi mang thai, sau sinh. Từ đó, giúp cả hai thoải mái hơn trong hành trình sinh con và nuôi dạy em bé. Đồng thời, giảm tình trạng lo lắng, sợ hãi khi chưa có nhiều kinh nghiệm.
- Thường xuyên tham gia các hoạt động cải thiện tâm trạng như yoga, học các môn nghệ thuật, nghe nhạc, gặp gỡ bạn bè trao đổi kinh nghiệm mang thai…
Xem thêm: Top 10 thực phẩm chống trầm cảm ở phụ nữ
2. Sau khi sinh
Việc phòng ngừa trầm cảm khi mang thai là chưa đủ, sau sinh là giai đoạn quyết định nhiều đến việc phụ nữ có mắc trầm cảm hay không. Chị em có thể tham khảo một vài cách sau đây:
- Kiểm tra sức khỏe sau sinh: Các mẹ bỉm nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ và đồng thời thực hiện các bài kiểm tra tâm lý, sàng lọc sau sinh để phát hiện sớm những dấu hiệu của trầm cảm, giúp cho việc điều trị đạt kết quả tốt hơn.
- Chăm sóc sức khỏe tâm lý: Chị em có thể luyện tập các bài yoga nhẹ nhàng để vừa giúp thư giãn đầu óc, vừa có thể cải thiện sắc vóc sau sinh. Ngoài ra, các mẹ còn có thể lựa chọn phương pháp thiền hoặc thỉnh thoảng ra ngoài dạo chơi, mua sắm, xem phim,...
Ngồi thiền giúp phụ nữ sau sinh cân bằng cảm xúc
- Suy nghĩ tích cực: Suy nghĩ thoải mái, không nên tự tạo áp lực cho bản thân, nên chia sẻ những vấn đề đang gặp phải với bạn bè và người thân. Có thể nhờ sự giúp đỡ từ gia đình trong việc chăm em bé, nếu các mẹ cảm thấy mệt mỏi, có thể ra ngoài dạo chơi, mua sắm cùng bạn bè, không nên ở trong nhà quá lâu
- Chia sẻ với chồng: Sự đồng hành của người chồng trong quá trình sau sinh là yếu tố quan trọng giúp vợ tránh khỏi trạng thái trầm cảm. Người vợ nên chia sẻ cởi mở những mong muốn của mình với đối phương, đặc biệt trong chuyện “chăn gối”, vì rối loạn nội tiết sau sinh khiến nàng không còn hứng thú trong quan hệ tình dục.
Đối với các phụ nữ có tiền sử trầm cảm sau sinh trước đó hoặc có các dấu hiệu của trầm cảm kéo dài, nên gặp các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán sớm. Nếu trường hợp nặng có thể chữa trị bằng thuốc hoặc các liệu pháp tâm lý theo chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm: Phụ nữ làm gì để thoát khỏi chứng trầm cảm?
Thực phẩm hỗ trợ sức khỏe từ bên trong
Theo các chuyên gia, hệ trục “Não bộ - Tuyến yên - Buồng trứng là hệ trục thần kinh - nội tiết giữ vai trò chỉ huy, sản xuất các nội tiết tố chính cho cơ thể phụ nữ bao gồm GnRH, FSH, LH, estrogen, progesterone, testosterone… giúp phát triển và duy trì sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý của người phụ nữ.
Tuy nhiên sau khi sinh, nồng độ estrogen và progesterone sụt giảm nghiêm trọng, làm cho cơ thể mất cân bằng nội tiết tố gây ra những thay đổi về mặt tâm lý và cảm xúc của người phụ nữ - nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm sau sinh.
Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ tìm ra tinh chất Lepidium Meyenii - thảo dược quý hiếm đến từ vùng Nam Mỹ - có tác dụng hỗ trợ tăng cường hoạt động của hệ trục Não bộ - Tuyến yên - Buồng trứng, hỗ trợ sản xuất và điều phối bộ 3 nội tiết tố nữ quan trọng là Estrogen, Progesterone và Testosterone đúng và đủ theo nhu cầu cơ thể. Từ đó, hỗ trợ cải thiện các dấu hiệu do rối loạn nội tiết gây ra cho phụ nữ như mất ngủ, thường xuyên lo lắng, hay cáu gắt, suy giảm sinh lý....
Hiện nay, tinh chất Lepidium Meyenii đã được các nhà khoa học áp dụng công nghệ tinh chiết hiện đại để đưa vào sản phẩm Angela Gold - bí quyết hỗ trợ cải thiện sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý phái nữ. Đây cũng là sản phẩm được Bệnh viện Phụ sản Trung Ương Việt Nam kiểm chứng về hiệu quả và độ an toàn.
Tinh chất Lepidium Meyenii & P. Leucotomos trong Angela Gold giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết và bảo vệ cấu trúc nền của da
Ngoài ra, trong sản phẩm Angela Gold còn chứa thành phần P. Leucotomos - một thảo dược quý giúp hỗ trợ bảo vệ và tái tạo cấu trúc nền của da, hạn chế các tổn thương do ánh nắng mặt trời và làm chậm quá trình lão hóa của da, giúp chị em lấy lại sự tự tin sau sinh.
Tuy nhiên, các chị em sau sinh cần lưu ý, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe nói chung chưa được khuyến cáo sử dụng cho mẹ mang thai và cho con bú, Angela Gold cũng không ngoại lệ. Do đó, mẹ bỉm có thể bổ sung Angela Gold để hỗ trợ cải thiện trầm cảm sau sinh sau khi đã cai sữa bé.
Trầm cảm sau sinh là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm lý của mẹ bỉm. Nếu phát hiện những dấu hiệu trầm cảm sau sinh dần trở nên nghiêm trọng, chị em cần được thăm khám và điều trị kịp thời.


