Kinh nguyệt không đều tính ngày rụng trứng thế nào?

24-10-2023

Tác Giả: Đội Ngũ Angelagold

Kinh nguyệt không đều tính ngày rụng trứng thế nào? là vấn đề không ít nữ giới đã lập gia đình, mong muốn có con quan tâm. Để có câu trả lời cho thắc mắc này, chị em hãy đọc những chia sẻ dưới đây nhé!

Nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều ở nữ giới, trong đó phải kể đến như:

1. Sử dụng chất kích thích

Rượu bia, thuốc lá, caffein có thể tác động tiêu cực đến cơ thể của người phụ nữ. Đồ uống có cồn làm gián đoạn nội tiết, thay đổi sự rụng trứng, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và lượng máu trong kỳ kinh. (1)

Ngoài ra, sử dụng chất kích thích trong giai đoạn hành kinh có thể gây ra các triệu chứng như: chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, các cơn co thắt, cơn đau bụng kinh trở nên trầm trọng hơn…

2. Mất cân bằng nội tiết tố

Khi bắt đầu dậy thì, hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng trong cơ thể người phụ nữ sẽ điều khiển quá trình sản sinh 3 nội tiết tố quan trọng là Estrogen, Progesterone và Testosterone giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

Tuy nhiên, theo thời gian, các yếu tố như lão hóa, chế độ sinh hoạt, ăn uống,… làm suy giảm hoạt động của hệ trục, dẫn đến sự trồi sụt của bộ 3 nội tiết tố nữ (Estrogen, Progesterone và Testosterone) là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở chị em.

3. Sử dụng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai có chứa các thành phần gây ức chế hormone sinh dục nữ, để ngăn cản sự rụng trứng và không cho tinh trùng gặp trứng. Cũng chính điều này làm mất cân bằng hormone, dẫn đến tình trạng hành kinh không đều. Đây là tác dụng phụ thường gặp khi chị em uống thuốc tránh thai.

4. Cho con bú

Trong thời gian cho con bú, người mẹ có thể không có kinh hoặc kinh nguyệt không đều. Do đó, không ít mẹ bỉm thắc mắc liệu kinh nguyệt không đều có rụng trứng không. Theo các chuyên gia, ở những người mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, cơ thể sẽ tiết ra hormone prolactin để kích thích tuyến sữa. Tuy nhiên, hormone prolactin lại ức chế estrogen làm chậm quá trình rụng trứng, gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều, từ 6 tháng đến 1 năm, khi mẹ ngừng cho con bú. (2)

5. Chế độ sinh hoạt không lành mạnh

Giảm cân hoặc tăng cân không khoa học, tập thể dục quá sức, thức khuya, ngủ không đủ giấc,… là những nguyên nhân khiến cơ thể người phụ nữ “xuống dốc”, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe trong đó có kinh nguyệt không đều. Chế độ sinh hoạt không lành mạnh làm cản trở sản sinh hormone nội tiết, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, khiến kinh nguyệt xuất hiện không đều đặn.

Kinh nguyệt không đều tính ngày rụng trứng thế nào

Thức khuya, ngủ không đủ giấc gây cản trở sản sinh hormon nội tiết khiến kinh nguyệt xuất hiện không đều đặn.

6. Căng thẳng, stress

Stress làm tăng nồng độ cortisol và tác động đến sự chuyển hóa đường insulin, điều này gây tăng đường huyết, làm gián đoạn quá trình rụng trứng và thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, stress kéo dài còn làm giảm lượng progesterone trong cơ thể, gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, nghiêm trọng hơn có thể khiến bạn khó thụ thai.

Hơn nữa, tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, lo âu có thể làm mất cân bằng nội tiết tố, ảnh hưởng trực tiếp đến lượng, màu sắc và mùi của kinh nguyệt.

7. Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Ngoài vấn đề “kinh nguyệt không đều tính ngày rụng trứng thế nào?”, nhiều chị em còn thắc mắc “tác dụng phụ của thuốc có làm rối loạn kinh nguyệt hay không?”.

Câu trả lời là CÓ. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến cơ chế sản xuất hormone Estrogen và Progesterone, từ đó tác động tới chu kỳ kinh nguyệt và lượng máu kinh. Các loại thuốc này bao gồm: thuốc tránh thai, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm cân, Steroid, thuốc hormon, thuốc kháng sinh, thuốc tuyến giáp, thuốc chứa chất làm loãng máu,…

8. Một số bệnh lý gây ra

Một số bệnh phụ khoa, bệnh lý về tuyến giáp hoặc liên quan đến hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng Trứng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của nội tiết tố nữ, gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều. Các bệnh này bao gồm: Ung thư cổ tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), bệnh viêm vùng chậu (PID), bệnh tuyến giáp,…

Chị em cần xác định rõ bệnh lý gây kinh nguyệt không đều để điều trị kịp thời. Bởi nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và đời sống sinh hoạt của chị em.

Kinh nguyệt không đều tính ngày rụng trứng thế nào?

Một chu kỳ kinh nguyệt chuẩn là 28 ngày, từ ngày 11 đến ngày 16 sẽ dễ thụ thai nhất và ngày rụng trứng sẽ rơi vào khoảng ngày thứ 14.

Riêng chị em kinh nguyệt không đều, có thể chia chu kỳ ra làm 3 nhóm: nhóm chu kỳ 26 – 30 ngày, nhóm chu kỳ 32 ngày và nhóm chu kỳ 35 – 40 ngày.

1. Chu kỳ 26 – 30 ngày

Những chị em có vòng kinh từ 26 – 30 ngày, cần tính toán 2 khung thời gian quan trọng để xác định mốc dễ thụ thai trong tháng. Sau đó, kết hợp chu kỳ ngắn nhất và chu kỳ dài nhất rồi chọn ra ngày thuận lợi cho việc mang thai.

  • Chu kỳ 26 ngày: Thời điểm có khả năng thụ thai cao là khoảng ngày thứ 9 – 14 của chu kỳ và ngày rụng trứng là ngày 12.
  • Chu kỳ 30 ngày: Thời điểm có khả năng thụ thai cao là khoảng ngày thứ 13 – 18 và ngày rụng trứng sẽ là ngày 16.

Kết hợp 2 chu kỳ trên có thể ước tính thời điểm thụ thai lý tưởng sẽ là từ ngày 9 – 18 và ngày 12 – 16 sẽ là quãng thời gian khả năng rụng trứng cao nhất .

2. Chu kỳ 32 ngày

Khi tính chu kỳ kinh nguyệt không đều, chị em dựa vào mốc chu kỳ chuẩn 28 ngày như ở phần giới thiệu, chu kỳ dài thêm 1 ngày thì ngày thụ thai sẽ thêm một ngày và ngược lại. Với trường hợp chu kỳ 32 ngày, lệch hơn so với chu kỳ chuẩn 4 ngày thì thời điểm dễ thụ thai là từ ngày 15 (11 + 4) đến 20 (16 + 4) và trứng sẽ rụng cao nhất vào ngày thứ 18 (14 + 4).

Kinh nguyệt không đều tính ngày rụng trứng thế nào

Với chị em có kinh nguyệt không đều chu kỳ 32 ngày thì  trứng sẽ rụng cao nhất vào ngày thứ 18.

3. Chu kỳ 35 – 40 ngày

Tương tự chu kỳ 26 – 30 ngày chị em có thể áp dụng tính như sau:

  • Chu kỳ 35 ngày: Thời điểm có khả năng thụ thai cao là khoảng ngày 18 – 23 và ngày 21 trứng sẽ rụng.
  • Chu kỳ 40 ngày: Thời điểm có khả năng thụ thai cao là khoảng ngày 23 – 30 và ngày 26 trứng sẽ rụng.

Kết hợp 2 chu kỳ trên có thể xác định ngày rụng trứng nằm trong khoảng ngày 21 – 26 và thời điểm dễ thụ thai trong giới hạn 18 – 30 ngày của chu kỳ.

Tuy nhiên, với trường hợp kinh nguyệt không đều hoặc bị rối loạn kinh nguyệt, việc tính ngày rụng trứng dựa theo chu kỳ kinh nguyệt sẽ ít chính xác hơn. Vậy nên, ngoài việc tính chu kỳ rụng trứng, chị em có thể sử dụng các biện pháp khác hoặc  chú ý đến các dấu hiệu của cơ thể khi gần đến ngày rụng trứng.

Một số cách tính ngày rụng trứng khác

Việc tính ngày rụng trứng giúp phụ nữ chủ động hơn trong việc lên kế hoạch mang thai hoặc tránh thai. Nhưng kinh nguyệt không đều tính ngày rụng trứng thế nào? Ngoài tính chu kỳ rụng trứng, chị em có thể áp dụng những cách sau đây.

1. Siêu âm canh trứng

Siêu âm canh trứng được chỉ định cho những trường hợp kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt không thể tính ngày rụng trứng theo cách thông thường.

Phương pháp này theo dõi nang trứng trong tử cung của người phụ nữ thông qua siêu âm đầu dò. Bác sĩ có thể xem sẽ có bao nhiêu nang trứng và kích thước của chúng như thế nào, đồng thời kiểm tra độ dày của niêm mạc tử cung. Những thông tin thu được có thể giúp xác định khả năng sinh sản của người phụ nữ và thời điểm dễ thụ thai nhất.

2. Dựa vào dấu hiệu cơ thể

Dấu hiệu cơ thể là cách tính ngày rụng trứng được nhiều chị em sử dụng. Các dấu hiệu cụ thể như:

  • Thay đổi nhiệt độ cơ thể

Thông thường, nhiệt độ cơ thể khoảng 36.5 – 37 độ C, nhưng khi rụng trứng sẽ tăng nhẹ khoảng 0.3 – 0.5 độ. Trứng sẽ rụng trong vòng 2 – 3 ngày trước khi nhiệt độ cơ thể chạm đỉnh.

Kinh nguyệt không đều tính ngày rụng trứng thế nào

Khi rụng trứng, nhiệt độ cơ thể có xu hướng tăng nhẹ khoảng 0.3 đến 0.5 độ, chị em nên đo nhiệt độ cơ thể mỗi buổi sáng sau khi thức dậy.

  • Dịch nhầy của âm đạo

Ngày rụng trứng đến gần, nồng độ hormone sinh dục nữ tăng lên khiến chất nhờn âm đạo tiết ra nhiều hơn. Dịch nhầy âm đạo có màu trắng như lòng trắng trứng gà, nhờn và hơi dính có thể kéo ra giữa hai ngón tay mà không bị đứt đoạn.

  • Tăng ham muốn tình dục

Gần đến ngày hành kinh, lượng hormone estrogen và testosterone tăng lên khiến nồng độ LH (Luteinising Hormone – hormon tuyến yên giúp kích thích nang trứng) có sự biến đổi, từ đó làm tăng ham muốn của chị em.

Bên cạnh đó, cơ thể xuất hiện các dấu hiệu khác như: ngực căng tức, tăng kích thước, đau tức ở vùng bụng dưới, âm đạo thường xuyên ẩm ướt…

3. Sử dụng que thử rụng trứng

Hiện nay, que thử rụng trứng dần trở nên phổ biến với chị em có ý định sinh con nhưng kinh nguyệt không đều. Khi rụng trứng, cơ thể người phụ nữ tiết ra hormone LH. Nếu hormone LH trong nước tiểu có nồng độ cao, biểu hiện 2 vạch ở que thử, chứng tỏ trứng sắp rụng. Que thử rụng trứng có ưu điểm tiện lợi và cho kết quả sau 3 – 5 phút, giúp chị em lên kế hoạch thụ thai hiệu quả và khoa học.

Một số cách giúp điều hòa kinh nguyệt hiệu quả

Để điều kinh nguyệt sớm ngày ổn định trở lại, chị em có thể tham khảo một số cách sau:

1. Cân bằng nội tiết tố

Như đã chia sẻ ở phần nguyên nhân, mất cân bằng nội tiết tố nữ là một trong những yếu tố chính gây rối loạn kinh nguyệt. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả, chị em cần chủ động bổ sung các tinh chất quý từ thiên nhiên có khả năng cân bằng nội tiết tố trong cơ thể như Lepidium Meyenii.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, tinh chất Lepidium Meyenii (hiện có trong viên uống Angela Gold) có khả năng hỗ trợ tăng cường hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng, kích thích sản sinh bộ 3 nội tiết tố nữ (Estrogen, Progesterone và Testosterone) đúng và đủ theo nhu cầu của cơ thể, cải thiện rối loạn kinh nguyệt. Từ đó, giúp chị em giải tỏa nỗi lo “kinh nguyệt không đều tính ngày rụng trứng thế nào?” một cách an toàn và hiệu quả.

Kinh nguyệt không đều tính ngày rụng trứng thế nào

Angela Gold với nhiều tinh chất quý giúp duy trì sự ổn định bộ 3 nội tiết tố nữ quan trọng, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt hiệu quả, an toàn từ gốc.

2. Chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý

Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi ảnh hưởng không nhỏ đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Do đó, chị em nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung các dưỡng chất giúp tăng tuần hoàn máu và làm giảm những triệu chứng gây khó chịu khi hành kinh như: chất xơ, đạm, vitamin B, C, carotene, papain, enzyme bromelain,… vào trong bữa ăn hằng ngày.

Đồng thời, đảm bảo thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ (khoảng 8 tiếng/ngày), hạn chế thức khuya và sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá có hại cho sức khỏe.

Bạn có thể tham khảo: Phụ nữ kinh nguyệt không đều nên ăn gì?

3. Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ

Tinh thần lạc quan, vui vẻ được ví như một “liều thuốc bổ” không những giúp tăng cường hệ miễn dịch, mà còn hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ. Vì vậy, chị em có kinh nguyệt không đều cần giữ tinh thần vui vẻ, tránh căng thẳng, mệt mỏi quá độ bằng cách tham gia các hoạt động lành mạnh và bổ ích như: spa, yoga, thiền, đọc sách, nghe nhạc, mua sắm…

4. Tập luyện thể thao đúng cách, tránh mất sức

Luyện tập thể dục thường xuyên giúp có thể giúp nâng cao sức đề kháng, duy trì độ dẻo dai, tăng cường lưu thông máu và góp phần điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Theo đó, chị em nên dành ra 30 phút/ngày để vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, tập cardio nhẹ nhàng,… Lưu ý, tránh vận động quá sức, dẫn đến rối loạn nội tiết tố nữ.

5. Thăm khám bác sĩ định kỳ

Chị em nên thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Theo các chuyên gia y tế, phụ nữ nên khám phụ khoa 6 tháng/lần và tiêm ngừa vắc xin HPV trước 26 tuổi.

Kinh nguyệt không đều tính ngày rụng trứng thế nào

Chị em nên tiêm ngừa vắc xin HPV để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, các tổn thương tiền ung thư và loạn sản.

Đến đây chắc hẳn chị em đã có câu trả lời cho thắc mắc “kinh nguyệt không đều tính ngày rụng trứng thế nào?”. Chị em cần lưu ý, nếu tình trạng kinh nguyệt không đều kéo dài trên 6 tháng hãy đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám, xác định nguyên nhân  và có phương pháp điều trị kịp thời.

Đánh giá bài viết
24-10-2023