Máu kinh nguyệt ra ít hơn bình thường: Nguyên nhân và khắc phục
Kinh nguyệt ra ít là vấn đề khiến nhiều chị em lo lắng. Bởi sự thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt và lượng máu mất đi trong 1 kỳ hành kinh là các yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Vậy vì sao kinh nguyệt đột ngột ra ít? Cách khắc phục tình trạng này như thế nào?
Kinh nguyệt ít là gi?

Dấu hiệu nhân biết kinh nguyệt ra ít:
- Thời gian hành kinh ngắn lại, chỉ trong 1 – 2 ngày thì thấy máu không ra nữa hoặc vẫn kéo dài từ 3 – 5 ngày nhưng lượng máu kinh tiết ra ít hoặc rất ít.
- Máu kinh tiết ra nhỏ giọt, chuyển sang màu tối sẫm, thậm chí là mất kinh.
- Xuất hiện một số triệu chứng như đau lưng, co thắt tử cung, đau bụng dưới, cơ thể mệt mỏi, tâm trạng thất thường…
Top 10 nguyên nhân kinh nguyệt ra ít hơn bình thường
Kinh nguyệt ra ít có thể do nhiều yếu tố như tâm lý, stress, căng thẳng, mãn kinh…. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, máu kinh ra ít có thể là triệu chứng của những bệnh lý nguy hiểm khác. Một số nguyên nhân chính khiến kinh nguyệt ra ít hơn bình thường như:
1. Stress, căng thẳng kéo dài
Stress, căng thẳng kéo dài, trầm cảm hay sốc tâm lý… có thể khiến bạn bị mất cân bằng nội tiết tố, dẫn đến tình trạng kinh nguyệt ra ít. Ngoài ra, việc tập thể dục quá sức, làm việc với cường độ cao cũng có thể gây rối loạn kinh nguyệt. Với những trường hợp này thì việc khắc phục rất đơn giản, chỉ cân cân bằng lại tâm lý, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn thì kinh nguyệt sẽ ổn định trở lại.
2. Mang thai ngoài tử cung
Trong hầu hết các trường hợp, phụ nữ mang thai sẽ mất kinh. Tuy nhiên, có một số ít trường hợp phụ nữ có thai vẫn ra 1 ít máu, gọi là máu báo thai. Ngoài ra, khi mang thai ngoài tử cung sẽ có dấu hiệu ra máu, khiến cho nhiều chị em lầm tưởng là máu kinh. Mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm, nếu không phát hiện và xử lý sớm có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng sản phụ. Do đó, nếu nghi ngờ hiện tượng kinh nguyệt ít do mang thai ngoài tử cung, thai phụ cần đến các cơ sở y tế để được kiểm tra, chẩn đoán và có hướng giải quyết kịp thời.
3. Kinh nguyệt ra ít do bệnh cường giáp
Bệnh cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức dẫn đến việc cơ thể sản sinh quá nhiều hormone tuyến giáp. Do đó, người mắc bệnh cường giáp có tình trạng tăng chuyển hóa của cơ thể, gây ra các ảnh hưởng xấu đến tim, huyết áp, cơ bắp… Một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh là kinh nguyệt ra ít. Do đó, khi cảm nhận cơ thể mệt mỏi, lo lắng, đi tiểu nhiều, kinh nguyệt ra ít… bạn nên đi khám ngay.
4. Cân nặng không ổn định
Tăng cân hoặc giảm cân đột ngột có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hoặc ngắn hơn, lượng kinh nguyệt ra ít hơn hoặc nhiều hơn. Cụ thể, khi tăng cân, các chất béo tích tụ quá nhiều sẽ khiến nội tiết tố trong cơ thể bị mất cân bằng. Trong khi đó, nếu giảm cân đột ngột, nhất là các trường hợp áp dụng chế độ ăn kiêng không khoa học, dễ khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng và cũng là nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố.

5. Ảnh hưởng của các bệnh pháp tránh thai
Một số phương pháp tránh thai như thuốc viên uống tránh thai, miếng dán tránh thai, que cấy tránh thai, vòng tránh thai nội tiết…. không chỉ khiến máu kinh ra ít mà còn có thể khiến kinh nguyệt có màu tối hoặc thậm chí là mất kinh. Do đó, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn những biện pháp tránh thai an toàn hơn và không ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
6. Do sự xáo trộn của nội tiết tố
Nội tiết tố nữ có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý nữ và là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kinh nguyệt. Khi hormone tiết ra quá ít hoặc quá nhiều sẽ khiến cơ thể mất cân bằng nội tiết và dẫn đến nhiều nguy hại như sức khỏe suy giảm nhanh chóng, giảm ham muốn tình dục, khó đạt khoái cảm, làn da trở nên khô sạm và lão hóa…Không chỉ vậy, nội tiết tố nữ bị xáo trộn còn chính là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.
Sự rối loạn nội tiết tố thường xảy ra nhất ở giai đoạn dậy thì và giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh. Ngoài ra, một số tác nhân khác cũng có thể khiến nội tiết tố bị xáo trộn như: Áp lực, căng thẳng kéo dài; sử dụng liệu pháp thay thế nội tiết tố; mắc các bệnh cường giáp, suy giáp, tăng đường huyết, khối u tuyến yên…
7. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Buồng trứng đa nang là hội chứng gây ra bởi sự rối loạn nội tiết tố. Phụ nữ bị buồng trứng đa nang có nồng độ hormone Androgen (hormone nam giới) gia tăng bất thường, gây gián đoạn quá trình phát triển của nang noãn, khiến buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ.
Vì nang noãn không phát triển được, trứng không trưởng thành, không rụng trứng nên phụ nữ mắc buồng trứng đa nang thường có chu kỳ kinh không đều hoặc không có kinh nguyệt, rậm lông, thừa cân, rụng tóc…
8. Hẹp cổ tử cung làm kinh nguyệt ra ít
Cổ tử cung đóng vai trò quan trọng đối với khả năng sinh sản và mang thai của nữ giới. Trong chu kỳ kinh nguyệt, mô nội mạc tử cung thoát ra khỏi tử cung thông qua cổ tử cung. Cổ tử cung là lối đi vào để tinh trùng tiến đến vòi trứng và thụ tinh.
Cổ tử cung cũng tham gia sản xuất chất nhầy cần thiết để tinh trùng di chuyển hiệu quả lên tử cung trong quá trình rụng trứng, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và ngăn chặn các vi sinh vật xâm nhập vào tử cung.
Bên cạnh đó, khi mang thai, cổ tử cung tạo ra nút nhầy để bảo vệ thai nhi. Hẹp cổ tử cung ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, hẹp cổ tử cung có thể xuất hiện các triệu chứng như chảy máu kinh nguyệt bất thường; không có kinh nguyệt hoặc có rất ít; chuột rút khi có kinh nguyệt.
9. Tử cung có sẹo
Các chị em đã từng can thiệp nong tử cung, nạo tử cung… để điều trị một số bệnh ở tử cung hoặc phá thai, điều này có thể để lại sẹo nghiêm trọng khiến chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng, trong đó có tình trạng kinh nguyệt ra ít.
10. Kinh nguyệt ra ít do mất nhiều máu trong và sau sinh
Mất nhiều máu trong và sau sinh khiến cơ thể thiếu oxy làm ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến yên và gây ra hội chứng Sheehan – hội chứng này khiến việc sản xuất tất cả các hormone bị suy giảm và gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt, trong đó có hiện tượng kinh nguyệt ra ít.
Kinh nguyệt ra ít nên ăn gì, uống gì?
1. Cá
2. Các loại rau xanh
3. Một số thực phẩm khác
Cách khắc phục tình trạng kinh nguyệt ra ít tại nhà
- Tập luyện thể thao thường xuyên. Nên lựa chọn các môn thể thao, bài tập vừa sức, tránh gắng sức khiến cơ thể mệt mỏi.
- Sinh hoạt lành mạnh như ngủ đủ giấc 7-8 tiếng/ngày, hạn chế thức khuya, ngủ quá nhiều, làm việc quá sức…
- Kiểm soát stress để giữ tinh thần luôn thoải mái và vui vẻ.
- Bổ sung vitamin, khoáng chất, sắt để ngăn ngừa thiếu máu, thiếu chất bằng các loại viên uống. Tuy nhiên trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến chuyên gia để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ để ngăn ngừa viêm nhiễm. Đặc biệt, vào những ngày hành kinh nên thay băng vệ sinh 4 – 5 tiếng/lần, không mặc quần quá chật, không tắm lâu và không nên quan hệ vợ chồng vào những ngày đang có kinh nguyệt.
- Khám phụ khoa định kỳ 1 – 2 lần/năm để phát hiện sớm các bệnh lý phụ khoa hoặc thăm khám ngay khi chu kỳ kinh nguyệt có các dấu hiệu bất thường, lặp đi lặp lại theo tính chu kỳ.
