Mất ngủ tiền mãn kinh: nguyên nhân và chữa trị bằng thuốc gì?
Rối loạn giấc ngủ là một trong những triệu chứng phổ biến khi phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh. Giấc ngủ không trọn vẹn, ngủ chập chờn, khó đi vào giấc, hay bị thức giấc và khó ngủ lại… tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, chất lượng sống của chị em. Hiểu được nguyên nhân và cách chữa trị mất ngủ tiền mãn kinh sẽ giúp chị em sống vui khỏe, tránh những ảnh hưởng tiêu cực.
Mất ngủ tiền mãn kinh là gì?
Độ tuổi của phụ nữ tiền mãn kinh nằm trong khoảng từ 45-53. Đây là giai đoạn nội tiết tố trong cơ thể của người phụ nữ có nhiều thay đổi, giảm sút, lên xuống thất thường khiến chị em phải đối diện với nhiều triệu chứng bất ổn cả về bên trong lẫn bên ngoài như da dẻ khô sạm, rối loạn kinh nguyệt, bốc hỏa, tính tình thay đổi, khô âm đạo, giảm ham muốn, rối loạn giấc ngủ là một trong những triệu chứng đó…
Tình trạng mất ngủ, ngủ không đủ giấc, giấc ngủ chập chờn, khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, dễ bị tỉnh giấc, khó ngủ lại… khiến ngày hôm sau người lừ đừ, mệt mỏi, khi nào cũng có cảm giác buồn ngủ.
Tình trạng này kéo dài sinh ra tâm lý căng thẳng, chán nản, trầm cảm, suy giảm hoạt động của thần kinh, dẫn đến khả năng nhận thức kém, người lờ đờ, phản xạ chậm, không tỉnh táo, hay cáu gắt, da dẻ khô nhăn, lão hóa, kém tươi trẻ, và có nguy cơ mắc phải các bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường…
Rối loạn giấc ngủ là một trong những triệu chứng phổ biến của phụ nữ tiền mãn kinh
Triệu chứng mất ngủ tiền mãn kinh
Mất ngủ tiền mãn kinh do nhiều nguyên nhân như suy giảm nội tiết tố, do tâm lý căng thẳng, do bệnh lý nền, do thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng mất cân bằng.
Tùy vào nguyên nhân cũng như mức độ suy giảm nội tiết tố của mỗi người phụ nữ mà có triệu chứng mất ngủ ở cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, chứng mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh thường có những triệu chứng điển hình sau đây:
- Khó bắt đầu giấc ngủ và thường bị tỉnh dậy lúc nửa đêm (1-2 giờ sáng). Khi tỉnh dậy lại rất khó để ngủ tiếp.
- Ngủ không sâu, hay mê sảng, khi tỉnh thấy mệt mỏi.
- Cảm thấy bất an, buồn vô cớ và rất dễ cáu giận khi thức giấc.
- Đầu óc quên, thường bị đau đầu, chóng mặt và bốc hỏa.
- Nhạy cảm với tiếng ồn, hay giật mình.
Ảnh hưởng khi tình trạng mất ngủ kéo dài
Mất ngủ kéo dài mà không có biện pháp để khắc phục sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý cũng như sắc đẹp của người phụ nữ.
1. Mất ngủ làm giảm trí nhớ, nhăn da và tăng cân
- Suy giảm trí nhớ: Nghiên cứu chỉ ra, rối loạn giấc ngủ có liên quan đến việc tăng tích tụ amyloid beta trong não và đây đang được giả thiết là cơ chế bệnh sinh của một trong những dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất, chính là bệnh Alzheimer
Ngoài ra, đối với chị em bị chứng suy giảm trí nhớ thường có giấc ngủ ngắn hơn và hay tỉnh giấc vào ban đêm so với người bình thường. Biểu hiện thấy rõ nhất khi chị em không có giấc ngủ sâu là cơ thể mệt mỏi, mất khả năng tập trung, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
Theo một khảo sát ở Thụy Điển, phụ nữ tiền mãn kinh nếu bị suy nhược thần kinh sẽ có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.
- Da nhăn nheo: Không chỉ khiến tâm trạng cáu gắt, mệt mỏi, theo chuyên gia tại Đại học Y Case Western Reserve (Ohio, Mỹ), chất lượng giấc ngủ giảm sút còn làm quá trình lão hóa ở phụ nữ diễn ra rất nhanh. Sau một tuần mất ngủ, nếp nhăn ở mặt và cổ sẽ tăng 45%, các vết đốm và tàn nhang tăng từ 11% – 13%.
- Tăng cân: Nghiên cứu cho thấy khoảng 33% phụ nữ mất ngủ ở tuổi tiền mãn kinh có cảm giác thèm ăn. Nguyên nhân là sự suy giảm NTT làm tăng hormone Ghrelin và giảm lượng Leptin khiến cơ thể có cảm giác thèm ăn, làm tăng quá trình sản xuất chất béo và hậu quả gần 50% bị béo phì. Các chuyên gia khuyến cáo, ở giai đoạn tiền mãn kinh nếu chị em không có chế độ ăn uống cân đối, luyện tập thể dục thể thao, nghỉ ngơi hợp lý, thì khó tránh khỏi việc tăng cân. Ngoài ra, tăng cân chính là hệ lụy của nhiều bệnh lý nguy hiểm như huyết áp cao, tiểu đường, tim mạch…
Nghiên cứu cho thấy khoảng 33% phụ nữ mất ngủ ở tuổi tiền mãn kinh có cảm giác thèm ăn
2. Thuốc ngủ càng làm mất ngủ nặng thêm
Đa phần khi bị mất ngủ, phụ nữ sẽ tìm đến các loại thuốc an thần, thuốc ngủ để tìm lại giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nghiện và phụ thuộc thuốc ngủ làm cơ thể mất đi cơ chế kiểm soát giấc ngủ tự nhiên, quên khả năng tự điều chỉnh, khiến mất ngủ càng trở nên trầm trọng sau đó.
Bên cạnh đó, nhiều chị em loay hoay tìm lại giấc ngủ ngon bằng cách bổ sung nội tiết tố đơn lẻ. Tuy nhiên, phương pháp này không giải quyết được toàn diện gốc vấn đề, bởi vì mất ngủ ở giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh là hậu quả của tình trạng suy yếu cả hệ thống từ thần kinh xuống nội tiết, khiến rối loạn nội tiết tố gồm bộ ba estrogen, progesterone và testosterone chứ không phải chỉ thiếu hụt 1 loại nội tiết tố.
Nguyên nhân làm mất ngủ tiền mãn kinh
Mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh có rất nhiều nguyên nhân, có thể đến do nguyên nhân trực tiếp từ bên trong khiến nội tiết tố thay đổi, bệnh lý hoặc do các yếu tố tác động từ bên ngoài như stress, trầm cảm, do thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học.
1. Do sự thay đổi nội tiết tố
Để đi vào giấc ngủ, cần sự phối hợp của thần kinh và nội tiết tố. Tuy nhiên, giai đoạn tiền mãn kinh, nội tiết tố có chiều hướng suy giảm, trồi sụt thất thường, ảnh hưởng đến nơ ron thần kinh, nhiệt độ cơ thể và não bộ gây ra tình trạng mất ngủ.
Estrogen giảm làm cho chất lượng giấc ngủ ở pha REM (pha giấc ngủ có mắt chuyển động nhanh) giảm mạnh, gây tình trạng bốc hỏa, khó vào giấc ngủ, và hay bị thức giấc. Trường hợp thiếu progesterone khiến cơ thể không được hỗ trợ kích thích sản xuất hợp chất GABA (acid gamma-aminobutyric), có tác dụng ức chế thần kinh, giảm khả năng căng thẳng. Tâm lý căng thẳng, lo lắng, đổ mồ hôi… cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ.
2. Do bệnh lý
Phụ nữ tiền mãn kinh có nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, tiểu đường, huyết áp, tim mạch… Những bệnh lý này có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của người phụ nữ.
3. Tâm lý căng thẳng
Phụ nữ tuổi trung niên thường phải lo toan nhiều cho gia đình, trách nhiệm với cha mẹ, cũng như áp lực công việc, khiến họ rơi vào tình trạng stress, mệt mỏi, lo lắng… đây đều là một trong những nguyên nhân gây mất thường thấy ở chị em tiền mãn kinh.
4. Do chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học
Thói quen sử dụng các chất kích thích như nước ngọt có gas, rượu bia, cà phê, ca cao; hay thức khuya, lười vận động… cũng là yếu tố ảnh hưởng đến thần kinh, khiến chị em không thể có giấc ngủ ngon. Ngoài ra, yếu tố môi trường như tiếng ồn, bụi bặm… cũng tác động đến giấc ngủ của chị em.
Thói quen uống chất kích thích có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của chị em
Cách điều trị mất ngủ tiền mãn kinh
Mất ngủ là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ tiền mãn kinh, tuy nhiên, mất ngủ xảy ra thường xuyên ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sắc đẹp của người phụ nữ. Do vậy, cần có biện pháp khắc phục sớm. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây mất ngủ mà có cách điều trị phù hợp, có thể điều chỉnh thói quen sinh hoạt tại nhà hoặc có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Khắc phục tại nhà
Trường hợp tình trạng mất ngủ của chị em chưa ở mức độ nghiêm trọng, mất ngủ do những tác động bên ngoài thì có thể điều chỉnh thói quen sinh hoạt, cũng như chế độ dinh dưỡng, vận động phù hợp ngay tại nhà.
- Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái: Chị em nên giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan, kiểm soát stress, để tránh tự tạo áp lực cho bản thân là cách giúp bản thân đi đến giấc ngủ đến một cách tự nhiên, dễ dàng.
- Ăn uống đầy đủ chất và hợp lý: Phụ nữ giai đoạn này cần chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, nên ăn đầy đủ, cân đối các nhóm dưỡng chất thiết yếu, chú ý ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, ngũ cốc, các loại hạt, hạn chế ăn đồ ngọt, mặn, thức ăn chiên rán, nên uống đủ nước mỗi ngày (2-2,5 lít/ngày).
- Thiết lập thói quen sinh hoạt khoa học: Nên làm việc và nghỉ ngơi khoa học, đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc (7-8h/ngày). Duy trì thói vận động vừa sức, phù hợp với cơ thể như đi bộ, bơi lội, yoga, thể dục nhịp điệu… Nên tập 30 phút mỗi ngày, duy trì 5 lần mỗi tuần. Những bài tập này ngoài việc tăng cường sự dẻo dai, phòng ngừa các bệnh loãng xương, hỗ trợ hoạt động của tim mạch, còn có công dụng hiệu quả trong việc cải thiện giấc ngủ, giúp chị em có giấc ngủ ngon và sâu hơn.
- Chú ý các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ: Nên bố trí không gian phòng ngủ thoáng mát, yên tĩnh, sạch sẽ. Chị em nên mặc đồ thoáng mát, thấm hút mồ hôi, giúp cơ thể thoải mái, dễ chịu nhất, dễ đi vào giấc ngủ. Chị em chú ý không nên ngủ trưa quá nhiều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối.
Mất ngủ tiền mãn kinh uống thuốc gì?
Trường hợp đã sử dụng các liệu pháp tâm lý, điều chỉnh lối sống tích cực mà tính hình không cải thiện, thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc. Có hai nhóm thuốc Đông y và Tây y giúp điều trị chứng mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh. Lưu ý, khi sử dụng các loại thuốc này phải theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc Tây y:
Nhóm thuốc Tây y giúp làm dịu thần kinh, để chị em có giấc ngủ ngon hơn. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định những nhóm thuốc sau đây:
- Nhóm thuốc an thần benzodiazepine: Đây là nhóm thuốc lâu đời, giúp an thần, giải tỏa lo âu như: diazepam, lorazepam, bromazepam, alprazolam…Tác dụng phụ của thuốc là chóng mặt, nhức đầu và nên thận trọng với những bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan, thận… Lưu ý, không nên lạm dụng thuốc, tránh nguy cơ nghiện thuốc.
- Nhóm thuốc an thần nonbenzodiazepines: gồm: Etifoxine HCL, sedanxio, zopiclon… Loại thuốc này có thời gian bán hủy ngắn hơn đáng kể so với nhóm benzodiazepin nên tránh được tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, cũng như duy trì giấc ngủ tốt hơn. Lưu ý, khi sử dụng các thuốc dạng này cần tránh lạm dụng và tuân thủ chỉ định dùng thuốc của thầy thuốc.
- Thuốc chống trầm cảm như: Amitriptyline, mirtazapine, trazodone, doxepin… Các loại thuốc này được sử dụng chủ yếu để điều trị trầm cảm nhưng cũng có thể cải thiện triệu chứng mất ngủ khi được dùng với liều lượng thấp hơn. Nhóm thuốc này ít gây nghiện nhưng lại có tác dụng phụ như: Khô miệng, đắng miệng, táo bón… và có thể tương tác với các loại thuốc khác. Do vậy, cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của thầy thuốc.
Trường hợp mất ngủ triền miên sẽ được chỉ định uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không tự ý tăng liều hoặc giảm liều khi chưa khuyến cáo của bác sĩ để tránh tác dụng ngoài ý muốn
Thuốc Đông y:
Bên cạnh chữa mất ngủ bằng các loại thuốc Tây y phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, có tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn, nhiều người đã lựa chọn thuốc Đông y được xem là lành tính.
Các loại thuốc Đông y chữa mất ngủ cho phụ nữ mãn kinh bao gồm: Tâm sen, Lạc tiên, Đinh lăng, Trinh nữ, Nữ lang… Những loại thuốc này có tác dụng an thần, dưỡng tâm. Tùy theo thể trạng và tình trạng bệnh mà các vị thuốc được chọn có thể thay đổi.
Để đảm bảo an toàn, chị em khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy đảm bảo lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh uy tín hoặc các khoa y học cổ truyền tại các bệnh viện để được điều trị đúng liều lượng và tránh gây tác dụng phụ đến gan, thận, dạ dày…
Phòng ngừa mất ngủ tiền mãn kinh
Mất ngủ tiền mãn kinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của chị em. Do vậy, chị em cần biết cách phòng ngừa từ sớm giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả, giúp chị em sống vui khoẻ.
- Chế độ dinh dưỡng cần đa dạng, hạn chế chất béo, tinh bột, giảm lượng đường, muối. Nên tăng cường hoa quả, rau xanh, giàu vitamin và khoáng chất.
- Tập thể dục vừa sức, thường xuyên như đi bộ, bơi lội… mỗi ngày 30 phút, duy trì 5 lần/tuần.
- Đừng ngủ bù lại những đêm mất ngủ bằng cách ngủ trưa quá dài vì sẽ làm đảo lộn đồng hồ sinh học, mất ngủ càng nặng thêm.
- Ngủ đúng giờ để giúp cơ thể nhận biết thời gian nghỉ ngơi và tăng chất lượng giấc ngủ.
Ổn định bộ 3 nội tiết tố – Vỗ về giấc ngủ
Theo chuyên gia Huỳnh Thị Thu Thủy, so với độ tuổi 20-30, mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh ngoài tác động của các yếu tố bên ngoài như căng thẳng do áp lực công việc, con cái… thì chủ yếu là do những thay đổi của bộ 3 nội tiết tố bên trong.
Bộ 3 nội tiết tố này do hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng điều hành và sản xuất giúp người phụ nữ giữ gìn sức khỏe, sắc đẹp, duy trì các hoạt động sinh lý và đảm bảo giấc ngủ ngon, sâu và thẳng giấc.
Chia sẻ về vấn đề mất ngủ của phụ nữ tiền mãn kinh, ThS. Đinh Thị Hiền Lê, cho biết: Bên cạnh các tác nhân như stress, áp lực công việc, mắc bệnh mạn tính… một trong những nguyên nhân quan trọng gây mất ngủ ở phụ nữ sau tuổi 30, là do hoạt động của hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng bắt đầu dần suy yếu, khiến bộ 3 nội tiết tố nữ gồm Estrogen, Progesterone và Testosterone mất cân bằng, trở nên trồi sụt bất thường.
Khi bộ 3 nội tiết tố thất thường sẽ tác động đến não, gây ra các bất ổn về tâm trạng, ảnh hưởng đến giấc ngủ cùng nhiều triệu chứng khác như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm…
Angela Gold chứa tinh chất thiên nhiên giúp cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ một cách an toàn và hiệu quả
Qua nhiều nghiên cứu tại Mỹ và Australia, thảo dược Lepidium Meyenii và P. Leucotomos đã được chứng minh có tác dụng đặc hiệu cho phụ nữ. Nhờ chứa nhiều dưỡng chất và các sterol quý, Lepidium Meyenii hỗ trợ củng cố hoạt động của hệ trục, qua đó chăm sóc toàn diện từ sức khỏe, sắc đẹp đến đời sống sinh lý cho phụ nữ, hạn chế và giảm thiểu vấn đề rối loạn giấc ngủ của phụ nữ bước qua tuổi trung niên cũng như bảo vệ cấu trúc nền của da, giúp da căng sáng từ bên trong.
Một nghiên cứu khoa học thực hiện tại Việt Nam cho thấy, sau 8 tuần sử dụng tinh chất từ Lepidium Meyenii, tình trạng bốc hỏa từ 73,7% giảm xuống còn 10,8%, tình trạng khô âm đạo từ 81,6% giảm xuống còn 8,1%… và đặc biệt là tình trạng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh từ 79% giảm xuống còn 27%.
Nhìn chung, mất ngủ là một trong những “gánh nặng” phổ biến của phụ nữ khi bước qua tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh do chính những trục trặc từ bên trong cơ thể. Vì thế, việc cải thiện giấc ngủ cần tác động phù hợp với sự chuyển hóa tự nhiên của cơ thể.