Rối loạn nội tiết tố nữ sau sinh: Nguyên nhân do đâu?

21-08-2023

Tác Giả: Đội Ngũ Angelagold

Sinh nở mang đến nhiều sự thay đổi cho cơ thể người phụ nữ, trong đó rối loạn nội tiết tố sau sinh là vấn đề không hiếm gặp. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và sắc vóc của mẹ bỉm. Vậy rối loạn nội tiết tố sau sinh nguyên nhân do đâu và cân bằng như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Rối loạn nội tiết tố sau sinh là gì?

Rối loạn nội tiết sau sinh là tình trạng mất cân bằng nội tiết sau khi sinh. Nội tiết tố bao gồm các hormone như GnRH, FSH, LH, Estrogen, Progesterone, Testosterone… được sản xuất và điều hòa bởi hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng, có vai trò định hình tính nữ, tạo nên chu kỳ kinh nguyệt, quyết định đời sống sinh lý và khả năng sinh sản,…

Trong thời gian mang thai, hormone estrogen và progesterone tăng liên tục để sản xuất nhau thai. Sau khi sinh, 2 hormone này sụt giảm nhanh chóng, thay vào đó hormone prolactin tăng cao để kích thích tiết sữa cho con bú.

Thay đổi nội tiết tố đột ngột sau sinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người phụ nữ. Các bà mẹ sau sinh nên lưu ý để phát hiện các dấu hiệu của rối loạn nội tiết tố sớm để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ sau sinh

Vì cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người không giống nhau nên các dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ sau sinh cũng có thể khác biệt. Dưới đây là một số dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ sau khi sinh phổ biến:

1. Triệu chứng khó ngủ

Khó ngủ là một trong những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ sau sinh thay đổi nội tiết tố. Nguyên nhân được xác định là do sau khi sinh, cơ thể của người mẹ trải qua sự thay đổi lớn về hormone, đặc biệt là hormone estrogen và progesterone, có thể ảnh hưởng đến quá trình điều chỉnh giấc ngủ. Ngoài ra, áp lực của việc chăm sóc con nhỏ, cảm giác lo lắng, trầm cảm hoặc hiện tượng rối loạn kinh nguyệt đều có thể là những nguyên nhân gây khó ngủ, mất ngủ cho phụ nữ sau sinh.

2. Thường xuyên rụng tóc

Trong giai đoạn mang thai, nội tiết tố của người phụ nữ tăng cao, nên tóc chắc khỏe và suôn mượt hơn bình thường. Song, sau khi sinh, nội tiết tố giảm xuống đột ngột khiến cơ thể chưa kịp thích nghi dẫn đến tóc rụng nhiều và thường xuyên.

3. Ngực chảy xệ, da nhăn nheo

Rối loạn nội tiết tố sau sinh có thể gây một số thay đổi về da và cơ thể như da nhăn nheo, ngực chảy xệ. Sau khi sinh, da có thể mất đi độ đàn hồi, dẫn đến việc xuất hiện nếp nhăn và lão hóa. Tình trạng này xảy ra do sự giãn nở của da khi mang thai, cùng với đó là sự suy giảm sản xuất collagen và elastin do hormone thay đổi.

Trong quá trình mang thai, kích thước ngực của chị em tăng lên và căng tràn sữa. Sau khi sinh và ngừng cho con bú, ngực có thể chảy xệ do mất đi sự căng đầy và đàn hồi. Ngoài ra, các thay đổi hormone sau sinh cũng có thể ảnh hưởng đến cấu trúc mô mỡ và mô liên kết trong ngực.

4. Da bị nám, sạm

Suy giảm nội tiết tố sau sinh có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất melanin dẫn đến hiện tượng sạm nám, tàn nhang.

Rối loạn nội tiết tố nữ sau sinh

Sự thay đổi đột ngột estrogen trước và sau khi sinh có thể dẫn đến hiện tượng sạm nám, tàn nhang.

5. Tiết mồ hôi nhiều

Đổ mồ hôi là một phản ứng phổ biến đối với sự dao động nội tiết tố. Cụ thể, sự suy giảm nội tiết tố nữ sau khi sinh ảnh hưởng đến trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi khiến nó tin rằng cơ thể đang quá nóng. Từ đó, bộ não sẽ ra lệnh cho cơ thể làm mát và dẫn đến đổ mồ hôi quá nhiều.

Đổ mồ hôi nhiều, đặc biệt là vào ban đêm sau sinh là một phản ứng bình thường và tự nhiên. Một số nghiên cứu cho thấy, 35% mẹ sau sinh bị đổ mồ hôi đêm .

6. Hệ tiêu hoá không ổn định

Gastrin và progesterone  bắt đầu giảm sau khi sinh khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại và có phần không ổn định. Có thể mất đến vài tháng để đường tiêu hóa thích nghi với sự thay đổi và chữa lành vết viêm trong quá trình chuyển dạ. Một số vấn đề về hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng bởi rối loạn nội tiết tố sau sinh bao gồm: Tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, sỏi túi mật và một số vấn đề khác như dị ứng thực phẩm, tăng cảm giác no, giảm cảm giác ngon miệng.(1)

7. Khô âm đạo, giảm ham muốn

Khi cho con bú, cơ thể người phụ nữ được kích thích để sản sinh nội tiết tố Prolactin. Quá trình này ức chế buồng trứng sản xuất Estrogen gây rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng đến tâm lý và sinh lý của người phụ nữ, đặc biệt là làm giảm ham muốn tình dục sau sinh, khô âm đạo, khó quan hệ.

8. Tâm lý thay đổi

Thiếu hụt nội tiết tố nữ sau sinh kéo theo nhiều thay đổi về cả sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý của người phụ nữ. Từ đó, ảnh hưởng đến tâm lý, khiến chị em mất tự tin, nhạy cảm quá mức, dễ cáu gắt, lo âu, buồn chán, thậm chí là trầm cảm nếu như không được phát hiện và giải quyết kịp thời.

9. Cơ thể mệt mỏi, thường xuyên đau đầu

Sự thay đổi đột ngột hormone estrogen và cortisol sau khi sinh, cộng với việc thiếu ngủ, thức đêm để chăm sóc con nhỏ có thể khiến cơ thể mệt mỏi quá độ, thường xuyên đau đầu, mất tập trung.

Rối loạn nội tiết tố nữ sau sinh

Sự thay đổi đột ngột hormone estrogen và cortisol sau khi sinh có thể gây mệt mỏi và thường xuyên đau đầu

10. Cân nặng cơ thể thay đổi

Trong quá trình mang thai và sau khi sinh, cơ thể phụ nữ tích tụ một lượng lớn chất béo để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi và sản xuất sữa. Sau sinh, một số bà mẹ có thể tăng cân do cơ thể vẫn giữ lại một phần chất béo tích tụ trong thai kỳ. Ngoài ra, hầu hết phụ nữ sau sinh thay đổi nội tiết tố thường dễ tăng cân, do thiếu hụt hoặc dư thừa 1 số loại hormone dẫn tới sự tích trữ mỡ và phá vỡ các khối cơ.

Mặt khác, rối loạn nội tiết sau sinh cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo và kiểm soát cân nặng của cơ thể. Một số người có thể gặp khó khăn trong việc giảm cân sau sinh do tác động của hormone và sự thiếu ngủ.

Thêm vào đó, nội tiết tố bị rối loạn có thể tác động đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể phụ nữ. Điều này, có thể gây ra sự thay đổi về đường tiêu hóa, từ táo bón đến tiêu chảy, ảnh hưởng đến cân nặng.

Nguyên nhân rối loạn nội tiết tố nữ sau sinh

Rối loạn nội tiết tố sau sinh có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:

1.  Giai đoạn cho con bú

Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ cần trải qua một quá trình điều chỉnh hormone để quay trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, trong quá trình cho con bú hormone prolactin tăng lên, trong khi đó hormone estrogen giảm xuống, dẫn đến mất cân bằng hormone và rối loạn nội tiết tố.

Song song với đó, việc chăm sóc con nhỏ, cho con bú thường kéo dài cả ngày và đêm, dẫn đến thiếu ngủ và mất cân bằng hormone. Điều này có thể góp phần làm thay đổi nội tiết tố sau sinh.

2. Tâm lý lo sợ, căng thẳng

Sau khi sinh, người phụ nữ thường không còn thời gian chăm sóc cho bản thân. Kèm theo đó là việc chăm sóc con nhỏ, con cái quấy nhiễu, nỗi lo con ốm, con biếng ăn, con không ngủ khiến các bà mẹ bị thiếu ngủ, giấc ngủ không sâu, căng thẳng, mệt mỏi…

Khi người mẹ gặp tình trạng này, hệ thần kinh phản ứng bằng cách giải phóng cortisol (hormone căng thẳng). Tăng mức cortisol có thể ảnh hưởng đến quá trình tiết dịch và cân bằng nội tiết tố. Ngoài ra, tâm lý căng thẳng cũng có thể gây mất cân bằng trong hệ thống hormone, bao gồm nội tiết tố nữ.

Song song với đó, tâm lý không ổn định có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone oxytocin, một hormone quan trọng trong việc kích thích co bóp tử cung và sản xuất sữa. Mất cân bằng oxytocin có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa và chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến suy giảm nội tiết tố sau sinh.

Rối loạn nội tiết tố nữ sau sinh

Tâm lý không ổn định có thể ảnh hưởng đến hormone oxytocin dẫn đến suy giảm nội tiết tố sau sinh.

3. Sử dụng các sản phẩm tránh thai

Sau sinh, nhiều chị em muốn dành thời gian chăm sóc bản thân, con cái và gia đình nên đã chủ động thực hiện các biện pháp tránh thai như dùng thuốc, cấy que… Thuốc tránh thai hoạt động theo cơ chế tác động vào 2 hormone Progesterone và Estrogen nhằm ngăn quá trình rụng trứng và khiến nội mạc tử cung mỏng đi để trứng không thể làm tổ. Tuy nhiên, cơ chế này cũng làm hàm lượng Estrogen và Progesterone mất cân bằng, gây rối loạn nội tiết tố sau sinh.

4. Thói quen ăn uống không lành mạnh

Thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn nhiều thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thức ăn có nhiều đường và chất béo bão hòa có thể dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng, tăng cân quá mức, gây rối loạn đường huyết, tác động tiêu cực lên hệ tiêu hoá. Từ đó, làm ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố sau sinh ở mẹ bỉm.

Cách cân bằng nội tiết tố nữ sau sinh hiệu quả

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể, chị em có thể áp dụng các khuyến nghị phù hợp với bản thân để đưa hormone trở lại mức cân bằng. Sau đây là một số phương pháp có lợi cho những bà mẹ đang phải vật lộn với tình trạng suy giảm nội tiết tố sau sinh.

1. Sử dụng thực phẩm hỗ trợ

Có thể chị em chưa biết, hệ trục vàng Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng suy giảm hoạt động là một trong những nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố sau sinh. Vì vậy, sau khi cai sữa cho con, phụ nữ nên chủ động bổ sung các dưỡng chất giúp hệ trục vàng hoạt động nhịp nhàng, hỗ trợ cân bằng nội tiết tố một cách an toàn, hiệu quả.

Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chứng minh, tinh chất Lepidium Meyenii (trong viên uống Angela Gold) chứa rất nhiều sterols quý và hàng chục amino acid, nhóm glucosinat, nhóm acid béo, nhóm alkaloid,… có khả năng thúc đẩy hệ trục vàng hoạt động và sản xuất bộ 3 nội tiết tố quan trọng (Estrogen, Progesterone và Testosterone) một cách ổn định, cân chỉnh nội tiết tố một cách tự nhiên. Từ đó, giúp tăng cường, cải thiện toàn bộ sức khỏe, sinh lý và sắc đẹp của phái nữ sau khi sinh.

Bên cạnh đó, Angela Gold còn chứa tinh chất thiên nhiên P. Leucotomos giúp bảo vệ và tái tạo cấu trúc nền của da, giúp làn da căng sáng, mịn màng, tươi trẻ từ bên trong.

Rối loạn kinh nguyệt sau khi cấy que tránh thai

Bổ sung 2 viên Angela Gold sau khi cai sữa cho bé để cải thiện tình trạng thay đổi nội tiết tố sau sinh một cách hiệu quả

2. Chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh

Để cải thiện tình trạng thiếu hụt nội tiết tố nữ sau sinh, các mẹ bỉm nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cân bằng dinh dưỡng, uống đủ nước; đồng thời, bổ sung thêm các loại thực phẩm làm tăng nội tiết tố nữ như axit folic, magie, sắt, vitamin D, vitamin, chất xơ và omega-3.

Không kém phần quan trọng, các mẹ bỉm cũng nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn nhanh, tránh tiêu thụ cafein và đồ uống có cồn, chất kích thích.

3. Tập thói quen ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc mang lại nhiều lợi ích cho những người phụ nữ sau sinh thay đổi nội tiết tố. Để hỗ trợ cân bằng nội tiết tố, chị em nên đảm bảo ngủ đủ 7 – 9 giờ mỗi đêm, tạo môi trường ngủ tốt, thực hiện thói quen thư giãn trước khi đi ngủ, hạn chế thức khuya và tiếp xúc ánh sáng xanh trước khi ngủ.

4. Vận động cơ thể, thể dục thể thao

Để tăng khả năng hồi phục sức khỏe và cải thiện tình trạng rối loạn nội tiết tố sau sinh, mẹ bỉm nên hạn chế ngồi hoặc nằm nhiều. Thay vào đó, nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga ở cường độ vừa phải mỗi ngày. Vận động thường xuyên và hợp lý không chỉ giúp chị em sau sinh duy trì cân nặng ổn định mà còn cải thiện vóc dáng, sức khỏe. Ngoài ra, tập thể dục có thể giúp các mẹ xả stress, cải thiện tâm trạng, từ đó hỗ trợ đẩy lùi rối loạn nội tiết và chứng trầm cảm sau sinh.

Rối loạn nội tiết tố nữ sau sinh

Tập yoga ở cường độ vừa phải mỗi ngày có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn nội tiết và chứng trầm cảm sau sinh.

Rối loạn nội tiết sau sinh là vấn đề thường gặp và có thể cải thiện theo thời gian khi được chăm sóc đúng cách. Do đó, chị em không cần lo lắng quá nhiều, hãy thăm khám sức khỏe định kỳ sau sinh để được tư vấn biện pháp cải thiện phù hợp.

Đánh giá bài viết
21-08-2023