Rong kinh tiền mãn kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Rong kinh tiền mãn kinh là tình trạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp phải khi chị em bước vào độ tuổi sau 40. Rong kinh không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, mệt mỏi mà còn xáo trộn sinh hoạt, cuộc sống, ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em. Vậy rong kinh tiền mãn kinh do đâu, triệu chứng cụ thể và cách điều trị như thế nào?
Rong kinh tiền mãn kinh là gì?
Rong kinh tiền mãn kinh là một trong những biểu hiện của rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường, thời gian hành kinh diễn ra khoảng 3-5 ngày, lượng máu kinh khoảng 50-80ml. Nếu thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày và lượng máu kinh ra nhiều hơn 80ml thì gọi là rong kinh.
Rong kinh có thể xuất hiện ở bất kể giai đoạn nào trong thời kỳ sinh sản, nếu có vấn đề trục trặc xảy ra với sức khỏe hoặc với cơ quan sinh sản. Tuy nhiên, khi nước qua 40 tuổi, bắt đầu thời kỳ mãn kinh, chị em dễ gặp phải tình trạng rong kinh hơn.
Rong kinh tiền mãn kinh là triệu chứng thường gặp phải khi chị em bước vào tuổi “xế chiều”
Nguyên nhân rong kinh tiền mãn kinh
Theo chuyên gia Lưu Thị Hồng Phó giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, hệ trục vàng Não bộ – Tuyến yên -Buồng trứng vừa chỉ huy, vừa sản xuất bộ hormone bao gồm GnRH, FSH, LH, Estrogen, Progesterone, Testosterone quyết định đến sức khỏe, sắc đẹp, ham muốn tình dục lẫn khả năng sinh sản của nữ giới.
Trong đó, quan trọng nhất là bộ 3 nội tiết tố Estrogen, Progesterone và Testosterone, giữ vai trò chỉ huy chu kỳ kinh nguyệt đều đặn mỗi tháng. Tuy nhiên, theo thời gian cùng với quá trình lão hóa của cơ thể, hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng suy yếu và bất ổn.
Sự trồi sụt của bộ 3 nội tiết tố nữ khiến buồng trứng không thể phóng thích trứng, hoàng thể kém hoặc không có sẽ làm các lớp nội mạc ngoài cùng bị thiếu máu nuôi và bong ra từng mảng nhỏ kéo dài, gọi là tình trạng rong kinh tiền mãn kinh. Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác thúc đẩy tình trạng rong kinh tiền mãn kinh như:
- Thói quen sống không lành mạnh
Chị em phụ nữ thường xuyên lạm dụng rượu, bia, các chất kích thích như cà phê, thuốc lá… hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài cũng có thể khiến tuổi mãn kinh đến sớm hơn và dễ xảy ra tình trạng rong kinh tiền mãn kinh.
Ngoài ra, chị em có chế độ ăn dinh dưỡng không khoa học, kiêng khem quá mức làm cho cơ thể thiếu hụt dưỡng dẫn. Đồng thời, tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ đeo bám dễ dẫn đến rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Stress, căng thẳng kéo dài
Bước vào tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh chị em dễ căng thẳng, bốc hỏa, tâm trạng thất thường dẫn đến stress kéo dài cũng khiến cho bộ 3 nội tiết tố bất ổn và gây ra tình trạng rong kinh tiền mãn kinh. Một số trường hợp còn bị đau bụng dữ dội trong thời gian hành kinh.
Stress, căng thẳng kéo dài cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng rong kinh tiền mãn kinh
- Mắc bệnh lý phụ khoa
Một số bệnh lý phụ khoa như: u xơ tử cung, Polyp tử cung, lạc nội mạc tử cung, mắc ung thư (ung thư cổ tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, ung thư buồng trứng cũng có nguy cơ mắc chứng rong kinh tiền mãn kinh kéo dài.
Triệu chứng rong kinh tuổi tiền mãn kinh
Để nhận biết rong kinh, các chuyên gia chỉ rõ các triệu chứng rong kinh tuổi tiền mãn kinh như:
- Ra máu kinh nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt, liên tục hơn 7 ngày và phải thay băng mỗi giờ trong ngày
- Sử dụng trên 5 miếng băng vệ sinh mỗi ngày
- Ban đêm, kinh nguyệt cũng ra ồ ạt và có khi ướt cả ga giường, mền.
- Đau bụng dưới dữ dội hoặc từng cơn
- Cảm thấy mệt mỏi, khó thở, người không có sức sống
Rong kinh ở tuổi tiền mãn kinh có nguy hiểm không?
Rong kinh là một trong những biểu hiện thường gặp của thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh. Tuy nhiên, nếu tình trạng rong kinh kéo dài, không thuyên giảm và không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm:
1. Nguy cơ thiếu máu
Tình trạng rong kinh kéo dài có thể khiến chị em mất đi lượng máu lớn trong cơ thể. Mất máu khiến số lượng hồng cầu lưu thông giảm bằng cách sử dụng sắt trong cơ thể để tạo ra nhiều huyết sắc tố và sau đó có thể mang oxy trên các tế bào hồng cầu.
Mất máu trong thời gian dài và chị em không có chế độ dinh dưỡng khoa học, nghỉ ngơi hợp rất dễ có nguy cơ thiếu máu, chị em luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, khó tập trung…
2. Nguy cơ nhiễm khuẩn ngược dòng
Rong kinh tiền mãn kinh kéo dài khiến cho vùng kín chị em luôn trong tình trạng ẩm ướt, từ đó tạo điều cho vi khuẩn, virus phát triển và dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa như viêm nhiễm âm đạo, khô rát âm đạo, nấm âm đạo…
3. Đau bụng dữ dội
Một số chị em bị rong kinh tiền mãn kinh kéo dài còn kèm theo một số biểu hiện khác như đau bụng kinh dữ dội, đau mỏi vùng lưng, vùng bụng dưới và lan xuống 2 đùi và chân…Đôi khi chuột rút liên quan đến rong kinh có thể nghiêm trọng.
Rong kinh tiền mãn kinh kéo dài không chỉ khiến chị em mệt mỏi, khó chịu mà còn gây ra tình trạng đau bụng dưới dữ dội
Cách điều trị, hỗ trợ cải thiện rong kinh tuổi tiền mãn kinh ở phụ nữ
Các chuyên gia khuyến cáo, nếu tình trạng rong kinh kéo dài liên tục trong nhiều tháng, kèm cảm giác mệt mỏi, da dẻ xanh xao, chị em cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám và điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Tùy vào tình trạng sức khỏe và mức độ rong kinh của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị rong kinh tuổi mãn kinh phù hợp nhất.
1. Điều trị bằng thuốc
- Sử dụng thuốc kháng viêm non-steroid (NSAIDs): Có tác dụng giảm lượng máu kinh trong chu kỳ và giảm tình trạng đau bụng kinh hiệu quả.
- Thuốc Tranexamic acid: Có khả năng cầm máu nhanh. Tuy nhiên, loại thuốc này không sử dụng cho những chị em bị rối loạn đông máu, huyết khối tĩnh mạch sâu, huyết khối não, tắc động mạch võng mạc.
- Thuốc tránh thai dạng viên: Ngoài tác dụng ngăn ngừa khả năng mang thai, một số loại thuốc tránh thai còn được sử dụng để điều hòa kinh nguyệt, hỗ trợ giảm máu kinh và rút ngắn thời gian hành kinh.
Một số loại thuốc tránh thai được bác sĩ kê đơn để hỗ trợ cải thiện tình trạng rong kinh tiền mãn kinh
- Thuốc bổ sung nội tiết tố progesterone dạng uống: Loại thuốc này hỗ trợ cơ thể nhanh chóng cân bằng lượng nội tiết tố. Từ đó, giảm các triệu chứng khó chịu trong thời kỳ tiền mãn kinh.
Lưu ý khi sử dụng thuốc cải thiện rong kinh, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định về loại thuốc, liều lượng, tránh tự ý sử dụng thuốc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
Đặc biệt, nhiều chị em tự ý bổ sung thuốc nội tiết tố từ bên ngoài với mong muốn “lấp đầy” sự thiếu hụt nội tiết tố bên trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu lạm dụng sẽ có khả năng bị mất cân bằng hoặc quá liều sẽ tác động lên trục hạ đồi – tuyến yên và buồng trứng làm giảm lượng Progesterone hoặc ức chế việc sản sinh ra Estrogen, dẫn đến thiếu hụt Estrogen nội sinh ngày càng trầm trọng hơn.
Ngoài ra, lạm dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, rong kinh, tức ngực, ung thư vú, cương vú, ung thư nội mạc tử cung…
2. Duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học cũng là yếu tố góp phần cải thiện tình trạng rong kinh tiền mãn kinh. Do đó, bên cạnh chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất chính (bột đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất), chị em cần tăng cường bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, uống đủ nước…
Đồng thời, duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao đều đặn 30 phút mỗi ngày, ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày, hạn chế thức khuya, luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh xa stress, căng thẳng, duy trì cân nặng ở mức hợp lý để cải thiện các vấn đề về kinh nguyệt.
3. Ổn định nội tiết tố – giải pháp hỗ trợ cải thiện rong kinh khoa học, hiệu quả
Các nghiên cứu gần đây trên thế giới đã khẳng định, rối loạn kinh nguyệt gây rong kinh thời kỳ tiền mãn kinh là tất yếu, nhưng hoàn toàn có thể can thiệp bằng các giải pháp khoa học mới nhằm ngăn chặn tình trạng này đến sớm và giảm nhẹ các hệ lụy.
Chọn lọc từ các giải pháp thiên nhiên chuyên biệt cho phụ nữ, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra bộ đôi thảo dược quý là Lepidium Meyenii và P. Leucotomos có trong Angela Gold có tác dụng hỗ trợ tăng cường hoạt động của hệ trục vàng “Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng”.
Nhờ đó, hỗ trợ bộ 3 nội tiết tố nữ được sản xuất nhịp nhàng, đúng và đủ với nhu cầu cơ thể, hỗ trợ nâng cao sức khỏe, sắc đẹp và đời sống sinh lý, hỗ trợ cải thiện rối loạn kinh nguyệt, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh cho phụ nữ.
Ngoài ra, P. Leucotomos một thảo dược quý của vùng Trung Nam Mỹ, được xem là phương thuốc bí truyền hỗ trợ duy trì làn da không tuổi của người Honduras. Loại thảo dược quý của vùng Trung Nam Mỹ này còn được người Maya dùng như một loại trà uống hàng ngày để bảo vệ sức khỏe.
Angela Gold là “bảo vật” hỗ trợ chị em phụ nữ vượt qua các triệu chứng khó chịu thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh, giúp ổn định kinh nguyệt từ gốc
Nghiên cứu của Đại học Fairleigh Dickinson, New Jersey, Mỹ cho thấy, tinh chất P. Leucotomos giúp chống nắng từ bên trong, hạn chế các tổn thương do tia cực tím, bảo vệ cấu trúc nền của da nhờ giảm tác động của men tiêu hủy cấu trúc nền MMPs (Matrix Metalloproteinases), từ đó giúp da mềm mịn, căng sáng, làm chậm quá trình lão hóa.
Chính vì vậy, các nhà khoa học còn gọi P. Leucotomos là “kem chống nắng bằng đường uống”. Đồng thời, thảo dược này còn kích thích sự phát triển của các Protein dạng sợi (bao gồm: Elastin, Collagen, Laminin, Fibronectin) nên tăng cường tính đàn hồi, săn chắc và giữ độ ẩm ổn định cho da. Rong kinh tiền mãn kinh là dấu hiệu thường gặp phải khi chị em bước vào độ tuổi giao mùa.
Để cải thiện tình trạng này, chị em cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh; thăm khám bác sĩ nếu rong kinh kéo dài; đặc biệt chủ động bổ sung các thảo dược thiên nhiên giúp hỗ trợ hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng, từ đó cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, đây là chìa khóa vàng hỗ trợ phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh vượt qua thời kỳ này một cách nhẹ nhàng và dễ chịu.