Da bị cháy nắng nên làm gì và phục hồi trong bao lâu?

22-09-2020

Tác Giả: Đội Ngũ Angelagold

Cháy nắng là hiện tượng lớp ngoài cùng của da ửng đỏ và bỏng rát, tổn thương do tác động từ ánh nắng mặt trời. Làn da bị cháy nắng không chỉ tạo cảm giác đau khó chịu mà còn tăng nguy cơ bỏng da, lão hóa da, nám da và thậm chí ung thư da. Vậy, nên làm gì khi da bị cháy nắng? Làm thế nào để tránh tình trạng cháy nắng? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

1. Ánh nắng gây hại như thế nào đến làn da? 

Tia UV (Ultraviolet) hay còn gọi là tia tử ngoại, tia cực tím, được xem là “kẻ hủy diệt” hàng đầu, nguy hiểm nhất với làn da. Theo đó, tia cực tím thường tác động trực tiếp lên lớp thượng bì, thúc đẩy tăng sinh Melanin, gây ra tình trạng da sạm đen.
 
Ngoài ra, việc tiếp xúc thường xuyên với tia UV còn dẫn đến hiện tượng đổi màu da, bỏng nắng, đau rát khi chạm vào, trường hợp nặng có thể khiến da phồng rộp, bong tróc. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chỉ số tia UV ở mức 8 – 10 có thể gây cháy da khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời 25 phút. Khi tia UV ở chỉ số 11, da có thể bỏng nắng, viêm đỏ trong vòng 10 phút tiếp xúc, và nếu ở mức 12 sẽ cực kỳ nguy hiểm đến sức khỏe, tăng nguy cơ ung thư da. 
 
Bên cạnh đó, tia cực tím gây tổn hại mạnh đến cấu trúc nền của da bằng cách kích thích hoạt động của men tiêu hủy cấu trúc nền (MMPS), gây nên sự đứt gãy, tiêu hủy các Protein dạng sợi như Collagen, Elastin, Laminin, Fibronectin và phân tử nước Proteoglycans. Khi bộ khung của làn da bị tổn thương, các phân tử ngậm nước, dưỡng ẩm cho da cũng thất thoát, da mỏng, thô ráp hơn, nhăn sạm và giảm khả năng chống nắng tự nhiên
 
cấu trúc nền hư tổn làm giảm khả năng chống nắng tự nhiên
 
Tia cực tím sẽ tổn hại mạnh đến cấu trúc nền, gây nên tình trạng da nhăn, khô, sạm, suy yếu khả năng chống nắng tự nhiên

2. Các biểu hiện khi da bị cháy nắng 

Cháy nắng có thể làm tổn thương bạn theo nhiều cách. Sự tổn thương này không chỉ dừng lại ở cơn đau, mẩn đỏ và khó chịu trong thời gian ngắn, bởi sau khi vết cháy nắng mất dần, tổn thương trên da vẫn còn tồn tại. 

Đối với tia UVB

Khi da tiếp xúc với tia UVB liên tục dưới cường độ mạnh sẽ xảy ra tình trạng da bị viêm đỏ, thậm chí bề mặt da phồng rộp đau rát, khô và bong tróc. Tia UVB xâm hại vào cơ thể sẽ kích thích các tế bào sắc tố sản xuất Melanin nhiều hơn, dẫn đến tình trạng da đổi màu đen sạm. 

Đối với tia UVA

Là tia bức xạ cực tím chiếm tỉ lệ cao nhất (95%), tia UVA sẽ xuyên qua tầng ozone dễ dàng hơn tia UVB. Vì vậy, sức tàn phá của tia UVA cũng nghiêm trọng hơn gấp nhiều lần. Không chỉ đi sâu vào đến lớp hạ bì của da, mà còn ăn mòn, phá hủy Collagen và Elastin… khiến da mất nước, trở nên khô ráp, lỏng lẻo, hình thành các nếp nhăn thiếu sức sống. 

da bị cháy nắng
 
Tiếp xúc với các tia UV ở cường độ mạnh sẽ khiến da cháy nắng, viêm đỏ, sưng đau

3. Cách chữa trị da bị cháy nắng 

Làm mát da kịp thời

Khi da bị cháy nắng, bạn có thể tắm nước mát, dùng khăn lạnh, nước chè xanh hoặc giấm trắng thoa đều khắp vùng da bị bỏng nắng để giảm cảm giác khó chịu, làm dịu vết tấy đỏ cũng như cân bằng nhiệt độ, cho da cảm thấy mát hơn. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý không chườm đá hoặc khăn quá lạnh trực tiếp lên da trong thời gian dài. Vì điều này sẽ làm da bỏng lạnh gây ra tình trạng tổn thương da nghiêm trọng hơn sau đó. 

Uống nhiều nước

Để hạn chế tình trạng thô ráp, bong tróc, phục hồi những tổn thương sau cháy nắng, bạn nên uống nhiều nước mỗi ngày (tối thiểu 2 lít nước). Bên cạnh nước lọc, bạn cũng có thể uống các loại nước ép giàu vitamin và chất khoáng như cam, bưởi, cà rốt, táo… để tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên hơn cho da. 
 
cấp ẩm làm mát da
 
Cấp nước đầy đủ mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa sự mất cân bằng độ ẩm do tia cực tím gây ra 

Đắp mặt nạ từ nguyên liệu thiên nhiên 

  • Nha đam: Bên cạnh lợi ích làm đẹp da, nha đam chứa hoạt chất Polysaccharide hỗ trợ phục hồi những tổn thương do cháy nắng, giảm cảm giác đau rát, tấy đỏ và duy trì độ ẩm tự nhiên. 
  • Cà chua: Cắt cà chua thành từng lát rồi đắp lên vùng da bị cháy nắng. Cà chua với nguồn vitamin dồi dào sẽ giúp làm dịu viêm đỏ do ánh nắng mặt trời gây ra. 
  • Dưa chuột: Dưa chuột giúp cấp ẩm, làm mát cho da, hỗ trợ phục hồi làn da cháy nắng. Chỉ cần cắt lát mỏng và đắp lên da trong khoảng 10 – 15 phút, làn da của bạn sẽ được chữa lành đáng kể những vết sạm nắng.
  • Trà xanh: Với hoạt chất chống oxy hóa siêu mạnh, trà xanh có công dụng kháng khuẩn, trung hòa gốc tự do và giảm nguy cơ ung thư da. Bạn có thể uống trà xanh mỗi ngày hoặc đắp mặt nạ trà xanh với sữa chua trong vòng 15 phút. 
  • Bột yến mạch: Trộn bột yến mạch và trứng gà theo tỉ lệ 1:1, rồi đắp lên da trong vòng 15 – 20 phút và rửa sạch. Bột yến mạch sẽ giúp khắc phục da khô sạm, bỏng rát một cách hiệu quả. 

[hst_news]1926[/hst_news]

4. Da bị cháy nắng cần bao lâu phục hồi?

Tùy theo từng mức độ tổn thương mà thời gian phục hồi da cháy nắng sẽ khác nhau: 

Mức độ nhẹ

Ở cấp độ nhẹ, da thường kèm theo các nốt mẩn đỏ và một số cơn đau, có thể kéo dài từ 3 – 5 ngày. Ngoài ra, da cũng xuất hiện tình trạng bong tróc do sự tái sinh tế bào mới trong giai đoạn phục hồi. 

Mức độ vừa phải

Các cơn đau nhói thường xuất hiện khi da bị cháy nắng ở mức độ vừa phải. Cùng với đó là hiện tượng sưng đỏ, nóng rát khi chạm vào, thường mất 1 tuần để da tự chữa lành hoàn toàn. Sau đó, da có thể tiếp tục bong tróc trong vài ngày kế tiếp. 

Mức độ nặng

Tình trạng cháy nắng nghiêm trọng sẽ khiến làn da bạn tấy đỏ mạnh, phồng rộp, đau đớn mỗi khi cử động, thường mất 2 tuần để hồi phục. Do đó, để các vết bỏng nắng không biến chứng tồi tệ, bạn nên tìm đến các giải pháp điều trị từ bác sĩ càng sớm càng tốt.

5. Nên làm gì để tránh tình trạng cháy nắng?

Việc da bị cháy nắng lặp lại thường xuyên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vẻ đẹp và sức khỏe của làn da. Vì vậy, bạn nên phòng tránh và bảo vệ da thông qua các biện pháp như sau: 

Mặc quần áo dày, tối màu khi đi ra nắng 

Bạn nên trang bị quần áo dày, tối màu để giảm thiểu sự tác động của ánh nắng mặt trời đến da. Đồng thời cũng nên kết hợp đội mũ rộng vành, kính râm để che chắn tốt cho các vùng da cổ, trán, mắt, mũi. Đặc biệt, bạn cần hạn chế tiếp xúc với nắng trong thời gian dài liên tục, đặc biệt khung giờ cường độ tia UV cao nhất là 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều.

Sử dụng kem chống nắng thường xuyên 

Tia UV là tác nhân gây ra 95% các vấn đề của da. Do đó, bạn cần sử dụng kem chống nắng thường xuyên, lựa chọn kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) phù hợp với làn da, chỉ số SPF 30 là lựa chọn phổ thông nhất. Đồng thời, thoa kem 30 phút trước khi ra ngoài và thoa nhắc lại sau 2 giờ khi kem chống nắng hết tác dụng. 

Chống nắng từ bên trong

Tia UV không chỉ tác động đến lớp thượng bì, mà còn tấn công sâu vào cấu trúc nền của da, gây ra tình trạng sạm nám. Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sau tuổi 30, trung bình mỗi năm da sẽ mỏng đi 1,13%. Hiện tượng này khiến hệ miễn dịch của da suy giảm, tăng độ nhạy cảm hơn với tia UV, các biện pháp chống nắng từ bên ngoài cũng từ đó giảm hiệu quả khi càng lớn tuổi. Đó là lý do vì sao nền y học hiện đại ngày nay khuyến khích nên kết hợp thêm phương pháp chống nắng từ bên trong. 
 
Là bí quyết vàng giúp phái đẹp tăng cường chống nắng từ bên trong thông qua đường uống, Angela Gold chứa tinh chất P. Leucotomos sẽ giúp tái tạo và bảo vệ cấu trúc nền bằng cách ức chế hoạt động của men tiêu hủy cấu trúc nền MMPs (Matrix Metallo Proteinases), kích thích sản sinh các Protein dạng sợi (Collagen, Elastin, Laminin, Fibronectin) và bảo toàn phân tử giữ nước giữ ẩm Proteoglycans, mang đến làn da mướt mát, căng mịn rạng ngời. 
 

P. Leucotomos bảo vệ cấu trúc nền, chống nắng hiệu quả

 

Theo nghiên cứu tại Đại học Fairleigh Dickinson, New Jersey, Mỹ:
Tinh chất từ P. Leucotomos giúp giảm hoạt động của men MMPs, từ đó tái tạo và bảo vệ cấu trúc nền.
 
Tác dụng chống nắng của P. Leucotomos đã được chứng minh qua nghiên cứu khoa học từ đại học Harvard (Mỹ). Cụ thể, P. Leucotomos giúp tăng khả năng chống tia UVA lên gấp 3 lần và tia UVB lên gấp 10 lần. Nhờ vậy, sử dụng các chế phẩm có chứa thành phần P. Leucotomos giúp bảo vệ da trước tác hại của ánh nắng mặt trời, đồng thời duy trì độ săn chắc, ẩm mượt của làn da.
 
Angela gold chống nắng ngày hè
 
Angela Gold bổ sung tinh chất P. Leucotomos giúp bảo vệ cấu trúc nền, cải thiện làn da căng sáng, mềm mịn cho phái đẹp.
 
Tiến sĩ Lê Thúy Tươi chia sẻ: P. Leucotomos có trong Angela Gold hoạt động như lá chắn, giúp chống oxy hóa, hạn chế sự tấn công của tia cực tím. Ngoài ra, đây cũng được các nhà khoa học gọi là “kem chống nắng bằng đường uống”.
 
Da bị cháy nắng có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào, phổ biến nhất trong mùa hè, đặc biệt là đối với đất nước nắng nóng quanh năm như Việt Nam. Do đó, bên cạnh chống nắng từ bên ngoài (thoa kem chống nắng, mặc quần áo dày, tối màu), các chị em cần kết hợp với bí quyết chống nắng từ bên trong như Angela Gold để tránh tình trạng cháy nắng và cải thiện độ căng sáng, trẻ trung cho làn da.
 
3/5 - (4 votes)
16-06-2023