TOP 4 nguyên nhân gây mất kinh nguyệt mà phái đẹp nên biết

12-08-2017

Tác Giả: Đội Ngũ Angelagold

Mất kinh nguyệt đột ngột khiến nhiều chị em lo lắng bởi kinh nguyệt được ví như “bảng báo cáo sức khỏe” của mỗi người. Vậy các nguyên nhân gây mất kinh là gì? Phái đẹp nên làm gì khi tình trạng này xảy ra? Angela Gold sẽ lần lượt giải đáp giúp bạn

1. Mất kinh nguyệt là gì?

Mất kinh nguyệt (hay còn gọi là vô kinh) là hiện tượng không xảy ra chu kỳ hành kinh ở phụ nữ. Tình trạng này được chia thành hai thời kỳ:
  • Thời kỳ mất kinh thứ nhất (nguyên phát) thường xuất hiện ở những cô gái 15-16 tuổi, đến giai đoạn dậy thì nhưng lại không có kinh nguyệt. 
  • Thời kỳ mất kinh thứ hai (thứ phát) xảy ra khi bạn đang trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường, nhưng lại đột ngột mất kinh từ 3 kỳ kinh nguyệt liên tiếp. 
phụ nữ mất kinh nguyệt
 
Mất kinh nguyệt dù không mang thai là dấu hiệu của nhiều bệnh tiềm ẩn nguy hiểm
 
Dấu hiệu chính của vô kinh là mất kinh nguyệt. Tùy theo từng nguyên nhân khác nhau mà mất kinh nguyệt có thể đi kèm với một số triệu chứng khác, chẳng hạn như:
  • Đau đầu.
  • Tiết dịch sữa từ núm vú.
  • Đau vùng xương chậu.
  • Tầm nhìn bị thay đổi.
  • Nổi mụn.
  • Rụng tóc.
  • Lông mặt mọc quá nhiều.

2. Các nguyên nhân gây mất kinh

Mất kinh nguyệt thường xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu như sau: 

Rối loạn nội tiết tố trong giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh

Trong cơ thể phái đẹp, nội tiết tố nữ (do hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng điều khiển và chỉ huy) được ví như nhựa sống vì có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ. Các nội tiết tố chính bao gồm GnRH, FSH, LH, Estrogen, Progesterone, Testosterone. Trong đó, bộ 3 nội tiết tố Estrogen, Progesterone và Testosterone đảm nhận vai trò kiểm soát toàn bộ chức năng của cơ thể, bao gồm cả chu kỳ kinh nguyệt. Cụ thể, Estrogen giúp niêm mạc tử cung phát triển và phối hợp cùng Progesterone tạo nên chu kỳ kinh nguyệt, Testosterone giúp điều hòa kinh nguyệt ổn định và tăng cường ham muốn tình dục. 
 
Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh, quá trình lão hóa tự nhiên cùng các tác động âm thầm như căng thẳng kéo dài, làm việc quá sức, ô nhiễm môi trường, dinh dưỡng không khoa học, tiếp xúc hóa chất độc hại… đồng thời tổng tấn công, khiến hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng bắt đầu suy giảm hoạt động, khiến nội tiết tố nữ mất đi sự ổn định. Hậu quả là phái đẹp phải gánh chịu hàng loạt những nhiễu loạn đáng sợ như rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, khô âm đạo, bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, cáu gắt, trầm cảm, giảm ham muốn tình dục…
 
nguyên nhân khiến phụ nữ không có kinh nguyệt
 
Bên cạnh ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, rối loạn nội tiết tố cũng gây ra hàng loại những bất ổn về sức khỏe khác cho phụ nữ

[hst_news]1828[/hst_news]

Mắc các bệnh lý

– Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Khi mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang, nồng độ Estrogen và Androgen trong cơ thể nữ giới thường cao kéo dài. Nguyên nhân là tuyến yên giảm bài tiết hormone nên buồng trứng không thể phóng noãn và diễn ra kỳ kinh. Do vậy, khi không được điều trị kịp thời, phụ nữ có thể mất kinh nguyệt hoàn toàn, kèm theo triệu chứng khác như béo phì hoặc chảy máu tử cung bất thường.
 

– Rối loạn tuyến giáp

Do tuyến giáp có vai trò trong việc kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt nên nếu tình trạng rối loạn tuyến giáp xảy ra sẽ ảnh hưởng đến kinh nguyệt của phụ nữ. Cụ thể, nếu thiếu hormone tuyến giáp, bạn có thể bị rong kinh, đa kinh. Ngược lại, nếu hormone tuyến giáp dư thừa, tình trạng ít kinh, sạch kinh, mất kinh nguyệt sẽ xảy ra. 

Tác dụng phụ của thuốc

– Thuốc tránh thai

Cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai là biến đổi nồng độ hormone trong cơ thể phụ nữ, từ đó ngăn chặn quá trình thụ thai diễn ra. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tránh thai có thể gây ra một số tác dụng phụ như rối loạn kinh nguyệt, kinh lúc ít lúc nhiều, rong kinh, thậm chí là mất kinh sau khi dùng thuốc tránh thai dài ngày. 

– Thuốc chống loạn thần và trầm cảm

Loại thuốc này đôi khi có thể làm mất kinh, chậm kinh hoặc kéo dài chu kỳ hành kinh của người phụ nữ. 

– Các loại thuốc khác

Thuốc hóa trị ung thư, thuốc trị huyết áp, thuốc chống dị ứng… cũng có thể làm chu kỳ kinh nguyệt ngừng lại.

Giảm cân quá mức

Trong một chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể cần sản xuất đủ lượng Estrogen để làm dày lớp niêm mạc tử cung. Việc giảm cân đột ngột hoặc giảm bổ sung calo có thể tác động xấu đến vùng dưới đồi, làm cơ thể hoạt động lệch nhịp và chậm sản sinh Estrogen. Kết quả là kinh nguyệt xuất hiện chậm hoặc không xuất hiện vào mỗi tháng. 
 
vì sao kinh nguyệt ngừng xuất hiện
 
Trường hợp giảm cân cấp tốc có thể khiến cơ thể ngừng xuất hiện kinh nguyệt

Tập luyện quá sức

Tập thể dục tốt cho sức khỏe, giúp bạn duy trì vóc dáng săn chắc và thon gọn. Tuy nhiên, nếu vận động quá sức sẽ làm hao hụt calo, dẫn đến cơ thể không sản xuất đủ Estrogen để duy trì một chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Vì thế, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây mất kinh nguyệt ở phụ nữ. 
 
Một số nguyên nhân khác khiến kinh nguyệt ngưng lại có thể kể đến như:
  • Các bất thường về nhiễm sắc thể, di truyền. 
  • Các vấn đề liên quan đến cơ quan sinh sản. 
  • Các vấn đề ở hệ thần kinh trung ương hoặc tuyến yên. 
  • Dinh dưỡng kém. 
  • Căng thẳng.

3. Các phương pháp chẩn đoán mất kinh nguyệt

Các phương pháp chẩn đoán vô kinh phổ biến hiện nay có thể kể đến như sau:

Kiểm tra chức năng tuyến giáp

Các bác sĩ tiến hành xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) từ đó giúp xác định liệu tuyến giáp có hoạt động bình thường hay không. Bởi tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) hoặc kém hoạt động (suy giáp) đều gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều, bao gồm cả vô kinh.

Kiểm tra biến động nội tiết tố

Với phương thức chẩn đoán này, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng thuốc nội tiết từ 7-10 ngày nhằm kích hoạt chu kỳ kinh nguyệt. Kết quả từ bài kiểm tra này sẽ cho bác sĩ biết liệu rằng kỳ kinh nguyệt của bạn có bị ngừng lại do thiếu Estrogen hay không.

Xét nghiệm AMH

AMH (Anti-mullerian Hormone) là hormone được sản xuất bởi các nang buồng trứng. Việc thực hiện xét nghiệm AMH giúp bác sĩ chẩn đoán khả năng sinh sản của buồng trứng. Nếu AMH cao hơn có thể liên quan đến Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Ngược lại, lượng AMH thấp hoặc không phát hiện được có thể liên quan đến mãn kinh hoặc suy buồng trứng thứ phát.

Siêu âm

Bằng cách sử dụng sóng siêu âm (sóng âm tần số cao) để tái tạo hình ảnh về cấu trúc bên trong cơ thể, việc siêu âm giúp bác sĩ xác định cơ quan sinh sản của bạn có hoạt động bình thường hay không.
 
chẩn đoán mất kinh nguyệt
 
Siêu âm là một trong những phương pháp phổ biến hiện nay để chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân mất kinh nguyệt
[hst_news]2032[/hst_news]

4. Hậu quả của mất kinh nguyệt kéo dài

Nhiều chị em thường chủ quan cho rằng mất kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường, không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào. Tuy nhiên, trên thực tế nếu không được chữa trị kịp thời, các biến chứng của vô kinh có thể để lại hậu quả khôn lường và lâu dài cho người phụ nữ. Điển hình nhất là tình trạng vô sinh. Theo đó, nếu nữ giới không rụng trứng và không có kinh nguyệt sẽ không thể mang thai. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân làm rạn nứt đời sống hôn nhân vợ chồng, dẫn đến những bất ổn về cảm xúc và tâm lý cho phụ nữ. 
 
Trong trường hợp mất kinh nguyệt do rối loạn nội tiết tố nữ, quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị ảnh hưởng có thể dẫn đến nội mạc tử cung kích thích sản xuất và tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung hoặc ung thư vú. 
 
Đặc biệt, bước vào giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh, hệ trục “vàng” suy yếu gây ra sự xáo trộn nội tiết tố nữ nghiêm trọng, khiến phái nữ phải điêu đứng trước sự tụt dốc “không phanh” về sức khỏe, sinh lý lẫn sắc đẹp. Điển hình là cơ thể thường xuyên gặp các vấn đề như đổ mồ hôi đêm, bốc hỏa, cáu gắt, suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, loãng xương, khô âm đạo và đau rát khi quan hệ, giảm ham muốn tình dục, khó đạt khoái cảm… Lúc này, làn da cũng trở nên khô sạm, chảy xệ, mất đàn hồi, xuất hiện nếp nhăn, vết nám, tàn nhang trên khuôn mặt gây ra những phiền muộn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của chị em. 

5. Nên làm gì khi bị mất kinh nguyệt? 

Nếu kinh nguyệt không xuất hiện trong ba chu kỳ liên tiếp, bạn cần đi khám bác sĩ ngay để được tư vấn và chẩn đoán chi tiết. 
 
Tùy theo từng nguyên nhân mất kinh mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau, cụ thể:
  • Trường hợp ngừng kinh nguyệt do mắc các bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc hoặc thực hiện một số can thiệp y tế để điều trị bệnh. 
  • Sử dụng các loại thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị huyết áp… theo đúng chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ. Tránh lạm dụng để phòng ngừa các tác dụng nguy hại cho sức khỏe. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất, đồng thời hạn chế các chất kích thích, thực phẩm nhiều đường, nhiều dầu mỡ… để duy trì sức khỏe, vóc dáng cân đối và khỏe mạnh.
  • Chú ý luyện tập thể dục thể thao điều độ, đúng hướng, không nên vận động quá sức để ổn định chu kỳ kinh nguyệt.
  • Có lối sống lành mạnh, ngủ đúng giờ và kiểm soát căng thẳng để nâng cao sức khỏe nền tảng, cải thiện tinh thần và giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt.
luyện tập thể thao điều độ
 
Luyện tập thể dục điều độ và đúng hướng là một trong những bí quyết vàng giúp chị em điều hòa ổn định chu kỳ kinh nguyệt
 
Đối với trường hợp mất kinh nguyệt do sự rối loạn nội tiết tố nữ gây ra bởi hoạt động hệ trục “vàng” Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng suy giảm, các chuyên gia khuyến khích phái đẹp nên chăm sóc hệ trục này bằng các hoạt chất sinh học tự nhiên từ thảo dược Lepidium Meyenii.
 
Lepidium Meyenii là loại thảo dược quý mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Theo đó, Lepidium Meyenii được phụ nữ Inca sử dụng từ hàng nghìn năm qua để chăm sóc sức khỏe và duy trì sắc đẹp lâu dài.
 
Các nghiên cứu khoa học tại Mỹ, Úc cho thấy Lepidium Meyenii chứa dưỡng chất đa dạng, đặc biệt là các sterols quý có tác dụng thúc đẩy hoạt động của hệ trục “vàng” diễn ra nhịp nhàng hơn, từ đó giúp điều hòa nội tiết tố nữ theo đúng nhu cầu cơ thể. 
 
Bằng các nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ khoa học phân tử và công nghệ tinh chiết hiện đại, các nhà khoa học đã ứng dụng thành công Lepidium Meyenii vào sản phẩm Women’s Ginseng Angela Gold, từ đó mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho phụ nữ như:
  • Cải thiện tốt các vấn đề bất ổn thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh, bao gồm rối loạn kinh nguyệt hay thậm chí mất kinh nguyệt. 
  • Tăng cường ham muốn tình dục, giảm chứng khô hạn.
  • Làm chậm quá trình mãn kinh, chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ. Đồng thời, hỗ trợ bảo vệ sức khỏe tim mạch, giảm đau xương khớp, kiểm soát nồng độ cholesterol và ổn định huyết áp. 
Nghiên cứu khoa học được thực hiện tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương cho thấy, chỉ sau 4-8 tuần sử dụng Angela Gold đã có thể cải thiện các triệu chứng khó chịu do mất cân bằng nội tiết tố nữ trong cơ thể. Bên cạnh đó, Angela Gold còn chứa tinh chất P. Leucotomos giúp bảo vệ cấu trúc nền của da và chống nắng từ bên trong, từ đó nuôi dưỡng làn da căng sáng, tươi trẻ và rạng ngời cho phái nữ. Giờ đây, người phụ nữ có thể tự tin làm chủ cuộc đời với sức khỏe ổn định, sinh lý viên mãn và nhan sắc rạng ngời dù bước vào tuổi tiền mãn kinh-mãn kinh. 
 
sản phẩm women ginseng angela gold
 
Lepidium Meyenii trong Angela Gold có tác dụng tăng cường hoạt động của hệ trục, từ đó điều hòa ổn định bộ nội tiết tố theo đúng và đủ nhu cầu cơ thể
 
Mất kinh nguyệt là dấu hiệu cho thấy hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng suy giảm hoạt động, từ đó gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố nữ trong cơ thể. Do đó, bên cạnh xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, sinh hoạt lành mạnh và luyện tập đúng cách, phái nữ cần kết hợp sử dụng Angela Gold chứa công thức thảo dược chuyên biệt, để duy trì ổn định hoạt động của hệ thống nội tiết, từ đó cải thiện hiện tượng mất kinh từ gốc rễ một cách hiệu quả nhất. 
 

Xem thêm

 

Đánh giá bài viết
12-08-2017