Mất kinh nguyệt 1 năm có sao không? Cách điều trị ra sao?
Mất kinh nguyệt 1 năm có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, từ thời kỳ dậy thì đến tiền mãn kinh. Trong bài viết này, chị em sẽ tìm hiểu các nguyên nhân phổ biến gây mất kinh nguyệt và phương pháp điều trị, giúp chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường, đảm bảo sức khỏe.
Hiện tượng mất kinh nguyệt 1 năm là bị gì?
Mất kinh nguyệt 1 năm là tình trạng người phụ nữ không có kinh nguyệt trong suốt 12 tháng liên tiếp. Phụ lớn tuổi bị mất kinh nguyệt trong vòng 1 năm thì có thể chị em đã đến thời kỳ mãn kinh.(1)
Ngoài ra, bị mất kinh nguyệt 1 năm có thể là biểu hiện của nhiều tình trạng sức khỏe khác. Chị em còn trẻ tuổi nếu gặp vấn đề về kinh nguyệt nên sớm thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa hoặc bác sĩ nội tiết chẩn đoán đúng bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến mất kinh nguyệt 1 năm
Mất kinh nguyệt 1 năm không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của tiền mãn kinh – mãn kinh. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến gây rối loạn kinh nguyệt:
1. Vô kinh nguyên phát
Vô kinh nguyên phát là tình trạng phụ nữ đến tuổi dậy thì nhưng không có kinh nguyệt. Nguyên nhân gây ra tình trạng vô kinh nguyên phát có thể là do hệ trục “Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng” bất thường. Một vài trường hợp đặc biệt, không tìm ra nguyên nhân.
2. Tình trạng vô kinh thứ phát
Vô kinh thứ phát là tình trạng phụ nữ trưởng thành đã có kinh nguyệt bình thường, nhưng sau đó mất kinh nguyệt trong một khoảng thời gian dài. Vô kinh thứ phát khác với vô kinh nguyên phát, vì trong vô kinh thứ phát, chu kỳ kinh nguyệt đã bắt đầu nhưng sau đó bị gián đoạn.
3. Suy giảm nội tiết tố
Suy giảm nội tiết tố là một trong những nguyên nhân chính gây mất kinh nguyệt 1 năm hoặc vĩnh viễn. Các nội tiết tố như estrogen và progesterone đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Khi có sự suy giảm đáng kể của 1 hormone cũng làm thay đổi hoạt động của các nội tiết tố còn lại và cuối cùng dẫn đến mất kinh nguyệt.
Suy giảm nội tiết tố có thể đến từ: tiền mãn kinh – mãn kinh, bệnh rối loạn tuyến giáp, rối loạn tuyến yên, sử dụng thuốc điều trị bệnh…
4. Tâm trạng căng thẳng, stress
Đây là một trong những lý do phổ biến khiến chị em bị trễ hoặc mất kinh. Căng thẳng, stress trong khoảng thời gian dài có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố và thậm chí ảnh hưởng đến vùng dưới đồi – phần não giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Căng thẳng cũng có thể dẫn đến giảm hoặc tăng cân, tăng nguy cơ mắc các bệnh khác, và tất cả đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Căng thẳng, stress có thể do áp lực cuộc sống, trục trặc trong vấn đề tình cảm, lo lắng về tài chính, công việc…

Phụ nữ làm việc quá sức có thể dẫn đến stress và gây mất kinh nguyệt
5. Giảm hoặc tăng cân đột ngột
Trọng lượng cơ thể thấp là một lý do tiềm ẩn khiến phụ nữ bị chậm kinh. Những người mắc chứng rối loạn ăn uống như chứng cuồng ăn hoặc chán ăn tâm thần có thể bị mất kinh nguyệt. Nếu trọng lượng cơ thể của bạn quá thấp, bạn có thể ngừng rụng trứng do thay đổi nội tiết tố. Các vận động viên tham gia rèn luyện thể dục cường độ cao, chẳng hạn như chạy marathon, cũng có thể bị chậm kinh.
Tương tự như trọng lượng cơ thể thấp, người bị thừa cân, béo phì cũng có thể dẫn đến thay đổi nội tiết tố, không có kinh nguyệt.
6. Các bệnh phụ khoa ở phụ nữ
Các vấn đề liên quan đến tử cung như u xơ tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), viêm tử cung, hoặc các vấn đề ở âm đạo như viêm âm đạo, nhiễm trùng âm đạo… có thể gây mất kinh nguyệt.
7. Sử dụng chất kích thích
Chất kích thích thuốc lá, đồ uống chứa cồn hoặc chất gây nghiện khác có thể gây hại cho cơ thể bằng cách làm suy giảm hormone sinh sản, rối loạn dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn cảm xúc (căng thẳng, lo âu) và mất ngủ…
8. Một số bệnh mạn tính
Một số bệnh mạn tính như bệnh celiac (không dung nạp gluten) và tiểu đường cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ của chị em. Thay đổi lượng đường trong máu có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố và bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt cũng có thể dẫn đến kinh nguyệt không đều. Bệnh celiac gây viêm ruột non và ngăn cản cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng, góp phần làm mất kinh hoặc trễ kinh.
Mất kinh nguyệt 1 năm có sao không?
Bị mất kinh nguyệt 1 năm có thể được coi là một sự thay đổi lớn và không bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt. Mất kinh nguyệt trong thời gian dài nếu không phải là mãn kinh thì rất có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cần được thăm khám, kiểm tra sớm như u xơ tử cung, viêm nhiễm cổ tử cung hoặc tử cung, mất cân bằng hormone,…
Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn, đề xuất thực hiện các xét nghiệm kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nếu cần thiết.
Các cách điều trị mất kinh nguyệt 1 năm hiệu quả
Mất kinh nguyệt 1 năm là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe mà còn làm giảm khả năng sinh sản, da lão hóa nhanh, giảm ham muốn, khô âm đạo dẫn đến chuyện “giường chiếu” không trọn vẹn.
Do đó, khi bị mất kinh bất thường, ngoại trừ có thai, mãn kinh chị em nên sớm điều trị mất kinh nguyệt theo các đề xuất sau:
1. Thăm khám ngay khi mất kinh nguyệt
Mất kinh nguyệt trong một khoảng thời gian dài có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, chị em tuyệt đối không tự ý tự chữa trị hoặc chờ đợi lâu hơn khi mất kinh nguyệt trên 3 tháng. Tốt nhất nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa sản phụ khoa thăm khám, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân gây mất kinh và có phương pháp điều trị phù hợp. Việc điều trị sớm có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Phụ nữ bị mất kinh nên sớm đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh
2. Sử dụng biện pháp nội khoa
Điều trị mất kinh 1 năm nên được tiếp cận theo từng trường hợp cụ thể và biện pháp nội khoa có thể được áp dụng để giải quyết vấn đề này. Dưới đây là một số biện pháp nội khoa thường được sử dụng trong điều trị mất kinh:
- Điều chỉnh lối sống: Thay đổi thói quen hàng ngày có thể giúp hỗ trợ cải thiện chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn ít nhất 5 ngày mỗi tuần, ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng và cải thiện tình trạng mệt mỏi, lo âu.
- Thuốc điều chỉnh hormone: Một số loại thuốc như thuốc bổ sung hormone progestin hoặc estrogen-progestin có thể được sử dụng để điều chỉnh chu kỳ kinh. Những loại thuốc này có thể dùng để uống hoặc sử dụng dưới dạng dán ngoài da.
- Thuốc kích thích rụng trứng: Trong trường hợp mất kinh do vấn đề về rụng trứng, bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc kích thích rụng trứng như clomiphene để giúp kích thích quá trình rụng trứng và tái thiết lập chu kỳ kinh.
- Điều trị bệnh lý: Nếu rối loạn kinh nguyệt là do một căn bệnh nào đó như hội chứng buồng trứng đa nang, tuyến giáp bị rối loạn… điều trị bệnh có thể giúp điều chỉnh chu kỳ kinh.
- Hỗ trợ tâm lý: Mất kinh có thể gây lo lắng và căng thẳng cho phụ nữ. Hỗ trợ tâm lý từ các chuyên gia có thể giúp phụ nữ vượt qua những tác động tâm lý của mất kinh.
3. Sử dụng biện pháp ngoại khoa
Mất kinh là một vấn đề nội khoa và thường không cần can thiệp ngoại khoa. Biện pháp ngoại khoa thường được sử dụng trong điều trị các vấn đề sức khỏe liên quan đến phẫu thuật hoặc can thiệp trực tiếp vào cơ thể. Vì vậy, trong trường hợp mất kinh 1 năm, biện pháp ngoại khoa không phải là lựa chọn ưu tiên để điều trị.
4. Bổ sung tinh chất thiên nhiên giúp khôi phục “hệ trục vàng”
Ở phụ nữ, Não bộ – Tuyến yên – Buồng chính là “hệ trục vàng” hoạt động theo cơ chế “ra mệnh lệnh – phản hồi ngược” và “tự điều chỉnh” bộ 3 nội tiết tố đặc trưng tính nữ: estrogen, progesterone và testosterone giúp duy trì sắc đẹp và sinh lý, ổn định kinh nguyệt. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân nhiều chị em dù chưa đến tuổi mãn kinh nhưng bị mất kinh nguyệt 1 năm.
Các nghiên cứu gần đây đã khẳng định, rối loạn kinh nguyệt nếu không điều trị sẽ chuyển sang mãn kinh, nhưng nếu phát hiện và can thiệp đúng cách có thể ngăn chặn tình trạng này đến sớm và giảm nhẹ các hệ lụy.
Chọn lọc từ các thảo dược thiên nhiên quý hiếm chuyên biệt cho phụ nữ, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện tinh chất Lepidium Meyenii (trong Angela Gold) có khả năng tăng cường hoạt động của “hệ trục vàng”, điều phối sản xuất bộ 3 nội tiết tố nữ, đúng và đủ với nhu cầu cơ thể. Từ đó, giúp hỗ trợ điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, nâng cao sức khỏe, sắc đẹp và đời sống sinh lý nữ.

Angela Gold sự kết hợp của nhiều dưỡng chất quý, cân chỉnh nội tiết tố, kiến tạo hạnh phúc cho nàng
Ngoài ra, Angela Gold còn chứa tinh chất P.Leucotomos rất có lợi cho sức khỏe làn da, đặc biệt bảo vệ, tái tạo và duy trì cấu trúc nền của da. Phụ nữ từ tuổi 30 trở đi, nên chủ động uống 2 viên Angela Gold mỗi ngày để làn da, sức khỏe và sinh lý nữ thăng hạng.
5. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Phụ nữ có chế độ ăn uống kiêng khem quá mức dễ bị thiếu dinh dưỡng, ngược lại, phụ nữ ăn uống vô tội vạ có thể dẫn đến tăng cân mất kiểm soát. Hai tình trạng này đều gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Do vậy, chế độ dinh dưỡng cho người bị mất kinh cần tập trung vào việc cung cấp đủ dưỡng chất và duy trì cân bằng hormone trong cơ thể. Dưới đây là một số nguyên tắc chung để tham khảo:
- Cung cấp đủ calo: Đảm bảo tiêu thụ đủ lượng calo để duy trì cân nặng và sức khỏe tổng thể.
- Tăng cường tiêu thụ chất xơ: Chất xơ có thể giúp duy trì sự ổn định của hệ tiêu hóa và tăng cường quá trình chuyển hóa hormone. Bạn có thể tìm thấy chất xơ trong các nguồn thực phẩm như rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, hạt…
- Cân đối chất béo: Cung cấp đủ chất béo trong chế độ ăn uống bằng cách ưu tiên chất béo không bão hòa (dầu ô-liu, dầu hướng dương, hạt chia và cá hồi), tránh tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa từ nguồn động vật như mỡ động vật và bơ.
- Cung cấp đủ protein: Protein là yếu tố quan trọng trong việc duy trì sự phát triển và sửa chữa các mô trong cơ thể. Bạn nên tiêu thụ các nguồn protein tốt như thịt gà, cá, đậu, hạt và sản phẩm sữa không béo.
- Chế độ ăn giàu chất sắt: Thiếu chất sắt có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh. Nên bổ sung chất sắt từ các nguồn như thịt đỏ, gan, các loại hạt, rau xanh lá và các sản phẩm chứa sắt.
- Uống đủ nước: Đảm bảo bạn uống đủ nước hàng ngày để duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể.
6. Luyện tập thể thao điều độ, tránh mất sức
Rèn luyện thể dục thể thao là một phần quan trọng trong chế độ sống lành mạnh cho mọi người, bao gồm cả phụ nữ bị mất kinh. Tuy nhiên, việc lựa chọn và thực hiện luyện tập thể thao phù hợp là rất quan trọng để tránh mất sức và tạo điều kiện tốt cho sức khỏe.
- Nên lựa chọn bộ môn tập luyện phù hợp, đi bộ, chạy, bơi lội, yoga, tập Pilates hoặc các lớp tập thể dục nhẹ là những lựa chọn tốt.
- Bắt đầu từ những hoạt động nhẹ nhàng
- Lên lịch trình luyện tập đều đặn, cố gắng duy trì thói quen tập 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày mỗi tuần để giúp cơ thể thích nghi và có hiệu quả tốt hơn.

Thể dục thể thao giúp cải thiện sức khỏe và tâm trạng mỗi ngày
7. Giữ tình thần vui vẻ, thoải mái
Mất kinh nguyệt 1 năm không phải là bệnh lý phổ biến nên dễ gây hoang mang cho phụ nữ. Vì vậy, để giữ tình thần vui vẻ và thoải mái, phụ nữ bị mất kinh cần tìm hiểu và kiểm tra sức khỏe để hiểu rõ vấn đề đang xảy ra với cơ thể mình. Song song đó, nên thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày như:
- Tạo môi trường yên tĩnh và thoải mái trong phòng ngủ và nơi làm việc;
- Chia sẻ cảm xúc và nỗi lo với người thân, bạn bè để giảm bớt căng thẳng và cảm thấy được lắng nghe;
- Tìm kiếm các hoạt động và sở thích mới để tăng cường sự phát triển cá nhân và tạo niềm vui trong cuộc sống;
- Tạo niềm vui và thư giãn: Tìm những hoạt động mang lại niềm vui và thư giãn cho bạn như đọc sách, nghe nhạc, xem phim, đi du lịch hoặc tham gia các hoạt động sáng tạo.
Mất kinh nguyệt 1 năm có thể là một vấn đề gây lo lắng cho nhiều phụ nữ. Tuy nhiên, quan trọng nhất là không tự chẩn đoán và tự điều trị khi gặp phải tình trạng này. Thay vào đó, nếu chị em bị mất kinh nguyệt hoặc gặp bất kỳ vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt nào, hãy tìm sự giúp đỡ từ các chuyên gia y tế. Đặc biệt, để làm chậm mãn kinh chị em nên uống Angela Gold từ sớm nhé!