Vấn đề sức khỏe của phụ nữ sau khi mãn kinh bạn cần biết
Phụ nữ sau khi mãn kinh thường gặp phải những vấn đề bất thường về sức khỏe tổng thể do thay đổi nội tiết tố. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến những bệnh lý mà chị em thường gặp sau mãn kinh, đồng thời đưa ra giải pháp hỗ trợ khắc phục, giúp chị em có cuộc sống hạnh phúc hơn.
Những vấn đề sức khỏe phụ nữ sau khi mãn kinh dễ mắc phải
Sau khi mãn kinh, hệ trục “Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng” rơi vào trạng thái ngưng hoạt động, nội tiết tố được tiết ra rất ít, không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến hàng loạt vấn đề về sức khỏe của chị em, chẳng hạn như:
1. Loãng xương, đau khớp
Estrogen là thành phần quan trọng trong cơ thể, đảm nhiệm vai trò duy trì mật độ chất khoáng trong xương, từ đó ngăn ngừa tình trạng loãng xương, gãy xương xảy ra. Sự suy yếu hoạt động của hệ thống nội tiết ở phụ nữ sau khi mãn kinh làm cho cơ thể không tiết ra đủ số lượng hormone Estrogen, dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh loãng xương ở chị em tăng cao. (1)

Loãng xương là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ sau khi mãn kinh
2. Bệnh về nướu
Nướu trở nên mỏng, dễ tổn thương hơn do lượng nội tiết tố trong cơ thể bị xáo trộn hoặc sản xuất quá ít. Đặc biệt, chị em sau thời gian mãn kinh, dễ mắc phải các bệnh về nướu và răng miệng như: viêm nướu, tụt nướu, chảy máu chân răng…
3. Rối loạn giấc ngủ
Khi nội tiết tố Estrogen và Progesterone sụt giảm, có thể gây ra các vấn đề về rối loạn giấc ngủ như khó ngủ, ngủ không sâu giấc, mất ngủ kéo dài. Bên cạnh đó, phụ nữ sau khi mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh mất ngủ nghiêm trọng hơn do một số yếu tố khác gây ra như căng thẳng, bốc hỏa, nóng trong người, mắc chứng ngưng thở khi ngủ…
4. Tiểu đường
Trong thời kỳ mãn kinh, sự thiếu hụt Estrogen và Progesterone sẽ làm mất cân bằng đường huyết và gây ra tình trạng kháng Insulin trong cơ thể, dẫn đến tiểu đường. Song song đó, lối sống không lành mạnh, thói quen ăn uống “vô độ”, yếu tố di truyền… cũng làm cho bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn. (2)
5. Ung thư vú
Tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú ở phụ nữ sau khi mãn kinh tăng lên do những thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể gây ra. Một trong những thay đổi quan trọng đó là sự suy giảm của Estrogen có thể thúc đẩy các tế bào ung thư hoạt động nhiều hơn ở tuyến vú. Trước đó, sự trồi sụt của hormone và chu kỳ kinh nguyệt không đều trong thời kỳ tiền mãn kinh cũng tạo điều kiện cho tế bào ung thư vú phát triển mạnh mẽ.

Đau vú hoặc sờ thấy khối u vùng vú là biểu hiện của tế bào ung thư vú đang phát triển
Nếu chị em nhận thấy một số triệu chứng như sờ thấy khối u trong vùng vú, đau nhức và khó chịu ở vùng vú, vú biến dạng… nên nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa như Khoa Ngoại Vú – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để tầm soát và điều trị kịp thời.
6 Các bệnh tim mạch
Estrogen là nội tiết tố quan trọng trong việc duy trì độ co giãn ổn định của mạch máu, đồng thời giữ sự cân bằng giữa Cholesterol xấu và Cholesterol tốt trong cơ thể. Khi lượng Estrogen suy giảm ở phụ nữ sau khi mãn kinh, LDL-Cholesterol (hay còn gọi là mỡ xấu) sẽ bám trên thành động mạch gây ra các mảng xơ vữa, tạo điều kiện cho các bệnh lý tim mạch khởi phát.
7. Chứng rối loạn ăn uống
Hormone Estrogen và Progesterone suy giảm đáng kể sau khi mãn kinh. Điều này vô tình gây ảnh hưởng đến quá trình truyền tín hiệu và mức độ cảm nhận đói/no trong cơ thể, gây nên hội chứng rối loạn ăn uống.
8. Bệnh tự miễn
Khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh – tiền mãn kinh, đồng nghĩa với việc lão hoá tự nhiên xuất hiện và sự thay đổi nồng độ nội tiết như Estrogen, Progesterone làm hệ miễn dịch trở nên “bất ổn”, dễ nhầm lẫn các tế bào và mô khoẻ mạnh là tác nhân gây hại, sau đó tấn công và gây bệnh. Viêm khớp, viêm mạch vành, cường giáp/ suy giáp, lupus ban đỏ… là những bệnh tự miễn thường gặp ở phụ nữ sau khi mãn kinh.
9. Vấn đề về đường tiết niệu
Mô âm đạo có thể bị mỏng và khô hơn đối với phụ nữ sau khi mãn kinh bởi sự sụt giảm đáng kể của nội tiết tố Estrogen – có tác dụng duy trì sức khỏe của âm đạo. Khi mô âm đạo mỏng dần sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến các vấn đề như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang.

Các vấn đề về đường tiết niệu xảy ra do sự giảm đi của Estrogen – hormone bảo vệ sức khỏe âm đạo
10. Bệnh về gan
Estrogen còn có công dụng trong việc kiểm soát và chuyển hóa chất béo trong gan, giúp gan đảm bảo được hoạt động ổn định và ngăn ngừa các bệnh lý khác. Do đó, khi nồng độ Estrogen suy giảm, gan dễ bị tổn thương khó phục hồi bởi các yếu tố gây hại như virus, vi khuẩn, mỡ thừa, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý gan như viêm gan, xơ gan, ung thư gan.
Phụ nữ sau khi mãn kinh cần quan tâm những gì?
Chị em sau khi mãn kinh cần lưu ý những điều sau để phòng tránh và cải thiện sức khỏe toàn thân.
1. Bổ sung dưỡng chất cần thiết
Ở độ tuổi mãn kinh, hoạt động của “hệ trục vàng” Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng suy yếu, dẫn đến hàng loạt vấn đề sức khỏe xảy ra do sự thiếu hụt các hormone, điển hình như là Estrogen, Progesterone, Testosterone. Chính vì nguyên nhân này, chị em cần bổ sung các dưỡng chất tốt cho cơ thể, thúc đẩy “hệ trục vàng” hoạt động hiệu quả.
Mới đây, nhờ ứng dụng thành tựu của ngành sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ phát hiện bộ đôi tinh chất thiên nhiên quý Lepidium Meyenii và P. Leucotomos (có trong Angela Gold) có tác động mạnh mẽ vào “hệ trục vàng”, hỗ trợ cải thiện những bất ổn ở phụ nữ sau mãn kinh.
- Lepidium Meyenii: Có tác dụng tăng cường hoạt động của “hệ trục vàng”, kích thích cơ thể sản sinh bộ ba nội tiết tố Estrogen, Testosterone và Progesterone đúng và đủ theo nhu cầu của cơ thể. Từ đó, giúp tăng cường sức khỏe toàn thân, giảm đi các triệu chứng khó chịu do thời kỳ mãn kinh gây ra.
- Leucotomos: Giúp chống nắng từ bên trong, bảo vệ và tái tạo cấu trúc nền (bộ khung quan trọng của da) nhờ giảm tác động của men tiêu hủy cấu trúc nền MMPs. Từ đó, giúp cải thiện các vấn đề về da như sạm nám, chảy xệ, chống lão hóa da hiệu quả.

Angela Gold là viên uống chăm sóc sức khỏe toàn diện cho phụ nữ sau mãn kinh với sự kết hợp giữa bộ đôi tinh chất thiên nhiên quý Lepidium Meyenii và P. Leucotomos
2. Chế độ ăn uống khoa học
Phụ nữ sau khi mãn kinh cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân đối giữa các nhóm chất để duy trì sức khỏe ổn định.
- Ăn nhiều rau xanh: Trong rau, củ, quả tươi có chứa nhiều chất xơ, vitamin thiết yếu và các hoạt chất chống oxy hoá. Những chất này có tác dụng tăng cường miễn dịch và sức khỏe toàn diện, chống viêm, góp phần phòng tránh các bệnh lý. Chị em có thể bổ sung các loại xanh củ màu xanh đậm như rau chân vịt, bông cải xanh, dâu tây, cải bó xôi, rau cần tây… trong khẩu phần ăn hằng ngày.
- Bổ sung canxi: Bổ sung canxi giúp phụ nữ duy trì mật độ xương, giúp hệ vận động ổn định, giảm các nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Một số loại thực phẩm chứa nhiều canxi mà chị em có thể cân nhắc như: sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại đậu…
- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều gia vị: Muối, đường, ớt, tiêu… đều là những loại gia vị không tốt cho sức khoẻ nếu sử dụng quá nhiều. Do đó, chị em nên giảm bớt lượng gia vị được nêm nếm trong thức ăn để phòng tránh nguy cơ gây hại đến sức khoẻ.
- Uống đủ lượng nước mỗi ngày: Bạn cần bổ sung đủ lượng nước hằng ngày để đảm bảo các bộ phận trong cơ thể hoạt động trơn tru. Phụ nữ sau khi mãn kinh nên uống ít nhất từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày (khoảng 8 – 10 ly), tuỳ thuộc vào từng cơ địa và môi trường sống.
3. Tránh lạm dụng chất kích thích
Rượu, bia, thuốc lá và những chất kích thích khác đều mang lại nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Do đó, phụ nữ sau khi mãn kinh nên hạn chế sử dụng để bảo vệ và duy trì sức khỏe toàn diện được ổn định.
4. Luyện tập thể thao thường xuyên
Hoạt động thể chất nhẹ nhàng, vừa sức mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chị em nên cố gắng duy trì tập thể dục từ 30 – 45 phút mỗi ngày để giúp thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết, giải tỏa tinh thần, tăng cường độ dẻo dai của xương khớp và bảo vệ tim mạch khỏi các bệnh lý như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim…

Yoga là một trong những hoạt động thể chất nhẹ nhàng mà chị em sau mãn kinh có thể tham khảo luyện tập
5. Nghỉ ngơi đủ giấc
Phụ nữ sau khi mãn kinh có thể gặp nhiều vấn đề về tâm lý như căng thẳng, lo âu, trầm cảm… do sự thay đổi của hệ thống nội tiết. Một giấc ngủ đủ và sâu sẽ giúp chị em được thư giãn và cảm thấy thoải mái tinh thần. Các chuyên gia khuyến cáo rằng chị em nên đi ngủ trước 23h, ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày, xen kẽ những giờ nghỉ ngơi ngắn để cơ thể phục hồi năng lượng, đảm bảo cho sức khỏe tổng thể được ổn định.
6. Giữ tinh thần vui tươi, giảm căng thẳng
Tâm trạng tiêu cực, áp lực, căng thẳng, lo âu… sẽ thúc đẩy cơ thể sản sinh ra nhiều hormone Cortisol và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe toàn diện của phụ nữ. Chính vì thế, chị em nên sắp xếp các công việc hợp lý, dành nhiều thời gian để thư giãn cho bản thân, luôn giữ tinh thần tích cực để làm cho cuộc sống viên mãn hơn.

Tinh thần vui vẻ, tích cực sẽ làm cho cuộc sống hạnh phúc hơn
7. Chăm sóc, vệ sinh cho “cô bé” đúng cách
Trong thời kỳ mãn kinh, “cô bé” sẽ dần trở nên “nhạy cảm” hơn do nồng độ Estrogen thay đổi làm cho vùng kín mất cân bằng độ ẩm, tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn, virus dễ xâm nhập và gây viêm nhiễm. Chị em nên vệ sinh vùng kín đúng cách và thường xuyên để ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh phụ khoa.
8. Khám sức khỏe định kỳ
Chị em nên thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng/ lần để phát hiện các triệu chứng bệnh lý và nguy cơ gây hại cho sức khỏe nhằm chữa trị kịp thời, hạn chế các biến chứng về sau.
Sức khỏe của phụ nữ sau khi mãn kinh rất dễ bị suy yếu do hoạt động của hệ thần kinh – nội tiết giảm đi đáng kể. Do đó, ngoài áp dụng lối sống khoa học, chế độ ăn uống đều độ, chị em cần chủ động bổ sung tinh chất quý từ thiên nhiên như Lepidium Meyenii để giúp thúc đẩy hoạt động của “hệ trục vàng”, cân chỉnh nội tiết tố, từ đó phòng tránh nhiều nguyên nhân gây hại cho sức khỏe.