Rối loạn nội tiết tố gây rụng tóc: Nguyên nhân và cách điều trị

17:06 30/12/2022

Tác Giả: Đội Ngũ Angelagold

Rối loạn nội tiết tố gây rụng tóc là vấn đề mà phụ nữ từ độ tuổi trung niên thường phải đối mặt. Hiểu được nguyên nhân gốc rễ cũng như cách điều trị phù hợp giúp chị em chăm sóc và bảo vệ mái tóc thanh xuân của mình.

Rối loạn nội tiết gây rụng tóc là như thế nào?

Theo nhiều nghiên cứu có thấy, có đến 80% các trường hợp rụng tóc ở nữ là do nội tiết tố rối loạn. Cụ thể, là hormone estrogen bị suy giảm, gây mất cân bằng giữa các thành phần của bộ nội tiết nữ. Khi có sự mất cân bằng giữa các loại hormone, như estrogen và androgen, sẽ làm tăng nồng độ DHT tại một số mô, trong đó có nang tóc, lúc này, da đầu sẽ tăng tiết chất nhờn, nang tóc bị bịt kín và teo nhỏ lại, dẫn đến quá trình tuần hoàn, vận chuyển dinh dưỡng hạn chế khiến cho tóc yếu và dễ rụng hơn.

Rụng tóc có thể xảy ra ở bất cứ ai, ở bất cứ lứa tuổi nào, tuy nhiên, biến động về nội tiết tố nữ giới thường ở những cột mốc: giai đoạn dậy thì, sau sinh, tiền mãn kinh – mãn kinh và nội tiết tố cũng có thể thay đổi do một số bệnh lý, lối sống. Tùy từng nguyên nhân cụ thể mà tình trạng rụng tóc có thể khắc phục hoặc mãi mãi tóc không quay lại.(1)

Tên

Rụng tóc do rối loạn nội tiết tố là tình trạng khá phổ biến ở nữ giới

Nguyên nhân gây rụng tóc do nội tiết tố

Rụng tóc do nội tiết tố thường có thể đến do nhiều nguyên nhân nhưng chung quy lại là do yếu tố nội sinh (thay đổi bên trong cơ thể) và yếu tố ngoại sinh (do những tác động từ bên ngoài). Dưới đây là một số nguyên nhân gây rụng tóc ở phụ nữ:

1. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Chế độ ăn uống kiêng khem, ăn không đủ chất, mất cân đối cũng ảnh hưởng đến lượng nội tiết tố trong cơ thể. Theo nghiên cứu, nhóm thực phẩm giàu protein, chất béo lành mạnh, chất xơ có tác động tích cực đến nội tiết tố.

Tuy nhiên, thực phẩm chứa nhiều đường, bánh ngọt, nước ngọt lại ảnh hưởng tiêu cực đến nội tiết tố. Do vậy, các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến nghị, chế độ ăn uống đa dạng, đầy đủ, cân đối các nhóm dưỡng chất thiết yếu (tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất). Khi cơ thể khỏe mạnh, nội tiết tố sản sinh hài hòa sẽ giúp tóc phát triển chắc khỏe, hạn chế gãy rụng.

2. Tâm lý không ổn định do stress, căng thẳng

Tâm lý thường xuyên căng thẳng chính là yếu tố gây mất cân bằng nội tiết tố. Khi cơ thể căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra hormone cortisol, tuy nhiên, hormone này sẽ gây ức chế và làm thay đổi các hormone khác trong cơ thể, bao gồm hormone giới tính,tuyến giáp và làm rối loạn các thành phần nội tiết.

Ngoài ra, khi cơ thể bị stress kéo dài, thần kinh nội tiết sẽ tiết ra chất P để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, chất P lại là tác nhân tấn công và làm tổn thương tế bào mầm tóc, đẩy nhanh quá trình chờ rụng đến nhanh hơn. Vì vậy, lượng tóc rụng đi nhiều hơn lượng tóc móc mới, chị em sẽ cảm nhận tóc rụng nhiều, hói đầu và bạc sớm. 

3. Do trải qua quá trình sinh đẻ

Nếu như giai đoạn mang thai, nội tiết tố của người phụ nữ tăng cao, tóc chắc khỏe và suôn mượt thì sau sinh, nội tiết tố lại có biến động giảm xuống đột ngột và cơ thể chưa kịp thích nghi. Do vậy, sau sinh khoảng vài tháng, chị em thường phải đối diện với tình trạng tóc rụng như mưa. Tuy nhiên, vì rụng tóc sau sinh vẫn có mọc tóc nếu được nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách.

4. Do bệnh tự miễn

Khi cơ thể mắc các bệnh tự miễn như: viêm da dị ứng, bệnh tuyến giáp, hen suyễn, bạch biến, hội chứng down cũng gây rụng tóc. Nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch nhận lầm các nang tóc là yếu tố xâm nhập ngoại lai và tấn công chúng. Do vậy, những nang tóc bị tấn công bị tổn thương, suy yếu. Thời gian dài sẽ dẫn tới tình trạng rụng tóc. Các vùng lông khác trên cơ thể cũng có thể bị rụng tương tự.

Tên

Khi mắc các bệnh tự miễn gây ra tình trạng rụng tóc

5. Phụ nữ sau tuổi 30, giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh

Sau tuổi 30, đặc biệt là giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh, phụ nữ thường phải đối mặt với rất nhiều triệu chứng khó chịu cả 3 phương diện cả về sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ. Biểu hiện thấy rõ là da dẻ xuống sắc, xuất hiện nếp nhăn, sạm nám, tóc rụng, thân hình mất cân đối, cơ thể hay mệt mỏi, giảm ham muốn, khô âm đạo…Nguyên nhân là do bộ nội tiết tố trong cơ thể có sự thay đổi, trồi sụt mất ổn định.(2)

6. Các bệnh lý về da đầu

Những bệnh da liễu như viêm nang lông, nấm da đầu do viêm da tiết bã, viêm nang tóc, vảy nến, nấm đầu, lupus, lichen… cũng ra gây rụng tóc bất thường. Các bệnh lý này có thể làm hỏng nang tóc và gây rụng tóc vĩnh viễn. Do vậy, khi thấy da đầu ngứa ngáy, đổ dầu nhiều nên thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Rụng tóc do nội tiết tố gây ảnh hưởng gì đến cuộc sống?

“Hàm răng, cái tóc là vóc con người”, đặc biệt là phụ nữ, mái tóc bồng bềnh, chắc khỏe, dày dặn mang đến sự tự tin, quyến rũ cho phái đẹp. Vì vậy, tóc rụng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của chị em.

Đặc biệt, rụng tóc kéo dài, và không có dấu hiệu mọc sẽ khiến chị em mất ăn mất ngủ vì có thể sống chung vĩnh viễn với mái tóc lưa thưa, yếu ớt. Ngoài ra, rụng tóc do bệnh lý còn gây cảm giác ngứa ngáy, gàu xuất hiện nhiều càng khiến chị em mất tự tin, ngại giao tiếp, ngại làm đẹp.

Mái tóc không chỉ thể hiện sắc đẹp bên ngoài mà có thể phản ánh tình trạng sức khỏe bên trong. Do vậy, nếu thấy tóc rụng kéo dài cần nên thăm khám để kiểm tra và tầm soát sức khỏe hàng ngày.

Những nội tiết tố liên quan đến việc rụng tóc

Nội tiết tố có vai trò rất lớn đối với cơ thể, chúng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển chức năng tình dục, sinh sản, quá trình trao đổi chất cũng như tâm trạng của mỗi người. Đối mái tóc sẽ chịu ảnh hưởng của một số nội tiết tố sau đây:

1. Androgen

Androgen là một nhóm các nội tiết tố sinh dục nam giới bao gồm: testosterone, Dihydrotestosterone (DHT) và androstenedione. Nhóm hormone có vai trò quy định đặc điểm giới tính nam như cơ bắp, cơ quan sinh dục, lông tóc. Nội tiết tố này có ở nam và nữ nhưng hàm lượng ở nam giới cao, phụ nữ chỉ tồn tại ở mức khá thấp. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể gây rụng tóc ở cả hai giới.

Khi hormone androgen androgen DHT hoạt động quá mức, có thể làm các nang tóc co lại, tóc yếu và rụng dần. Rụng tóc do nội tiết tố thường gặp ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh, đàn ông giai đoạn mãn dục nam.

2. Estrogen và progesterone

Đây là hormone sinh dục quan trọng của phái nữ. Khi lượng nội tiết của 2 loại này tồn tại ở mức cân bằng, ổn định chính là lúc mái tóc chắc khỏe, dày dặn. Sự suy giảm 2 loại nội tiết tố này trong các thời điểm mang thai, sau sinh, giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh hoặc do mắc một số bệnh lý đều dẫn tới rụng tóc.

3. Prolactin

Đây là hormone được tiết ra nhiều trong thời kỳ cho con bú, kích thích tuyến sữa phát triển. Tuy nhiên, hormone này lại ức chế estrogen sản sinh trong cơ thể, gây rối loạn nội tiết, là nguyên nhân gây rụng tóc ở phụ nữ sau sinh.

4. Các hormone tuyến giáp

Tuyến giáp có 2 hormone chính là: Tetraiodothyronine, Triiodothyronine. Tuyến giáp giữ vai trò điều hòa trao đổi chất của cơ thể. Do vậy, khi tuyến giáp có sự bất ổn đều có thể ảnh hưởng tới mái tóc. Biểu hiện đặc trưng là rụng tóc rừng thưa, dẫn tới thưa và mỏng tóc. Tình trạng này thường gặp ở người lớn tuổi, một phần là do sự gián đoạn trọng hoạt động của tuyến giáp.

5. Melatonin

Hormone này được tìm thấy nhiều trong nang lông. Vai trò của melatonin là bảo vệ nang lông, tế bào mầm tóc khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Nhờ đó tế bào mầm tóc  tránh được các tác nhân gây hại từ bên trong và bên ngoài. Ngoài ra, melatonin cũng ảnh hưởng đến hoạt động của các nội tiết tố khác như estrogen và prolactin. Vì vậy, melatonin tăng hay giảm đều có thể ảnh hưởng tới tình trạng rụng tóc.

Cách điều trị rối loạn nội tiết tố gây rụng tóc

Để khắc phục tình trạng rối loạn nội tiết tố gây rụng tóc cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ, xây dựng lối sống lành mạnh, có chế độ dinh dưỡng khoa học, giữ tinh thần thoải mái, cũng như cách chăm sóc đúng cách để giữ vệ sinh da đầu không bị viêm nhiễm, nấm mốc. Song song đó, cần kết hợp sử dụng các tinh chất thiên nhiên giúp cân chỉnh nội tiết tố hài hòa.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố là hệ trục vàng: Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng hoạt động suy giảm. Đây hệ trục thần kinh – nội tiết quan trọng hàng đầu của phụ nữ, giữ vai trò chỉ huy, sản xuất các nội tiết tố chính cho cơ thể phụ nữ bao gồm GnRH, FSH, LH, estrogen, progesterone, testosterone…).

Trong đó có bộ 3 nội tiết tố quan trọng nhất là Estrogen, Progesterone và Testosterone. “Hệ trục vàng” và sự ổn định của “bộ 3 nội tiết tố” quyết định đến sự hình thành, phát triển và duy trì sức khỏe, sắc đẹp, sinh lý của người phụ nữ.

Khi hoạt động của “hệ trục vàng” nhịp nhàng, đều đặn: Buồng trứng nhận mệnh lệnh từ Não bộ – Tuyến yên để sản xuất các nội tiết tố. Khi nội tiết tố bị thiếu hụt hoặc xáo trộn, Buồng trứng sẽ phản hồi cho Não bộ để điều chỉnh gia giảm.

Cơ chế “ra mệnh lệnh – phản hồi ngược” và “tự điều chỉnh” đúng và đủ theo nhu cầu của cơ thể giúp phụ nữ duy trì, ổn định bộ 3 nội tiết tố estrogen, progesterone và testosterone, từ đó chi phối hoạt động của nhiều hệ cơ quan trong cơ thể như thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, sinh lý…

Tên

Angela Gold với bộ đôi tinh chất đặc hiệu là Lepidium Meyenii và P.Leucotomos có tác động mạnh mẽ lên hệ trục vàng giúp cân chỉnh nội tiết tố hài hòa

Tuy nhiên, từ tuổi 35-40 (bắt đầu giai đoạn tiền mãn kinh), hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng sẽ suy giảm dần, dẫn đến xáo trộn bộ 3 nội tiết tố và hàng loạt bất ổn cho người phụ nữ gây ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ. Rụng tóc, tóc thưa mỏng, dễ gãy rụng là một trong những hệ lụy này.

Bằng nghiên cứu sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã cho ra đời sản phẩm Angela Gold với bộ đôi tinh chất đặc hiệu là Lepidium Meyenii và P.Leucotomos có tác động mạnh mẽ lên hệ trục vàng, giúp hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng phối hợp một cách nhịp nhàng. Nhờ đó, cơ thể sẽ sản sinh bộ nội tiết tố ổn định và hài hòa với nhu cầu của cơ thể, giúp hỗ trợ cải thiện những vấn đề bất ổn của cơ thể như rối loạn kinh nguyệt, mất ngủ, khô âm đạp, làm đẹp da, hỗ trợ cải thiện tình trạng rụng tóc…

Ngoài ra, phụ nữ sau tuổi 30, giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh nên thăm khám sức khỏe định kỳ giúp kiểm tra, tầm soát, phát hiện và điều trị các bệnh lý kịp thời. Trong trường hợp đã áp dụng tất cả các biện pháp trên nhưng không thể cải thiện tình trạng rụng tóc, chị em có thể nhờ đến một số kỹ thuật công nghệ để điều trị rụng tóc:

  • Liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): Đây là phương pháp cung cấp máu cho nang lông, kích thích các tế bào gốc nang tóc phát triển bằng cách sử dụng máu tự thân giàu tiểu cầu để giúp tóc mọc tự nhiên. Máu giàu tiểu cầu này (PRP) sẽ tác động lên nang tóc ngưng hoạt động và kích thích hoạt động trở lại. Tuy nhiên, phương pháp này tốn nhiều chi phí và tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
  • Phương pháp tiêm Mesotherapy: Phương pháp này là đưa dưỡng chất tăng trưởng peptide và acid amin vào nang tóc, kích thích mọc tóc tự nhiên. Nhờ vậy, tóc mới có độ dài, dày và chắc khỏe hơn, đồng thời hạn chế được việc rụng tóc. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này phải đi theo quy trình chặt chẽ và cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Chiếu ánh sáng laser cường độ thấp để kích thích mọc tóc: Đây là phương pháp sử dụng tia laser với mức ánh sáng thấp chiếu xuyên qua da đầu nhằm kích thích các nang tóc, cải thiện lưu thông máu và trao đổi chất.  Ánh sáng laser sẽ giúp nang tóc hấp thụ, đồng thời thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp tóc hấp thụ dưỡng chất tốt nhất. Nhờ vậy, tóc sẽ giảm rụng và chắc khỏe hơn.

Rối loạn nội tiết tố gây rụng tóc là vấn đề quan tâm của chị em sau tuổi 30. Bên cạnh xây dựng lối sống lành mạnh, chị em nên chủ động bổ sung tinh chất từ thiên nhiên giúp cân chỉnh nội tiết tố hài hòa với cơ thể để duy trì sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ.

 

Đánh giá bài viết
17:06 30/12/2022

Discover more from Angela Gold - Khởi nguồn Sức khỏe, Sắc đẹp và Sinh lý nữ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading