Xét nghiệm Progesterone là gì? Quy trình như thế nào?

21-08-2023

Tác Giả: Đội Ngũ Angelagold

Nữ giới gặp khó khăn khi mang thai, đang trong thai kỳ hoặc bị rối loạn kinh nguyệt, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm Progesterone. Vậy hình thức xét nghiệm này có vai trò gì và cần lưu ý những gì khi thực hiện? Bạn có thể tham khảo những thông tin chia sẻ về xét nghiệm Progesterone trong bài viết dưới đây để rõ hơn.

Xét nghiệm Progesterone là gì? Những ai cần xét nghiệm Progesterone?

Xét nghiệm Progesterone là xét nghiệm đo nồng độ Progesterone trong cơ thể, được thực hiện bằng cách định lượng Progesterone trong huyết thanh. Xét nghiệm này muốn tiến hành phải có hệ thống máy móc hiện đại. (1)

Progesterone là gì? Progesterone là hormone sinh dục nữ có vai trò làm dày lớp nội mạc tử cung sau kỳ rụng trứng để trứng đã thụ tinh làm tổ, tạo điều kiện cho sự phát triển của thai nhi. Trong thai kỳ, Progesterone sẽ tiếp tục nuôi dưỡng lớp nội mạc tử cung.

Trong trường hợp trứng không thụ tinh, nồng độ Progesterone sẽ giảm, làm lớp niêm mạc tử cung bong ra và tạo thành kinh nguyệt. Ngoài ra, Progesterone còn cùng với hormone Estrogen và Testosterone đóng vai trò hỗ trợ các hoạt động sinh lý của cơ thể.

Xét nghiệm nồng độ Progesterone được thực hiện khi có chỉ định từ bác sĩ, phụ nữ mang thai hay người gặp những vấn đề về kinh nguyệt là những đối tượng phải thường xuyên tiến hành hình thức xét nghiệm này.

Xét nghiệm Progesterone

Progesterone là hormone sinh dục nữ có vai trò quan trọng trong quá trình rụng trứng

Khi nào thì cần xét nghiệm Progesterone?

Chu kỳ kinh nguyệt không đều, rong kinh, vô kinh hay máu kinh có màu sắc, trạng thái bất thường chính là những dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt mà chị em cần lưu ý. Phụ nữ gặp những biểu hiện lạ trong thời gian hành kinh có thể được kiểm tra Progesterone để xem xét có vấn đề bất thường đối với chu kỳ rụng trứng hay không.

Phụ nữ gặp khó khăn trong việc mang thai cũng cần xét nghiệm nồng độ Progesterone, để xác định tình trạng phóng noãn và chu kỳ rụng trứng có gì bất thường hay không.

Trong thời gian mang thai, lượng Progesterone sẽ tăng hoặc giảm theo từng giai đoạn cụ thể. Do đó, mẹ bầu có thể thực hiện xét nghiệm chỉ số Progesterone để kiểm tra sức khỏe, đồng thời phát hiện kịp thời nguy cơ sảy thai, mang thai ngoài tử cung ở giai đoạn đầu của thai kỳ.

Test hàm lượng Progesterone theo từng thời kỳ

Sự thay đổi nồng độ các hormone sinh dục diễn ra dưới sự điều khiến của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng. Hàm lượng Progesterone sẽ thay đổi theo từng thời kỳ, do đó, có thể dựa vào kết quả xét nghiệm Progesterone để xác định những trạng thái bất thường của chu kỳ rụng trứng.

Não bộ tạo ra các hormone GnRh có vai trò kích thích tuyến yên sản xuất ra FSH và LH, làm phát triển các nang noãn dẫn đến phóng noãn. Các hormone này sẽ dẫn đến sự thay đổi nồng độ Progesterone như sau:

1. Giai đoạn nang noãn

Nồng độ Progesterone bình thường sẽ duy trì ở mức thấp và khi bước vào giai đoạn nang noãn (Follicular phase) trước khi rụng trứng, chỉ số này sẽ bắt đầu tăng. Nếu không có sự tăng Progesterone thì quá trình rụng trứng sẽ không diễn ra. (2)

2. Giai đoạn hoàng thể sau rụng trứng

Giai đoạn rụng trứng là giai đoạn nồng độ hormone LH tăng cao đến đỉnh, tạo ra hoàng thể và hormone luteinizing kích thích nang trứng, để quá trình rụng trứng diễn ra.

Ở giai hoàng thể sau khi trứng rụng, hormone LH sẽ giảm. Lúc này, nang trứng vỡ sẽ đóng lại tạo thành những thể vàng, sản xuất nhiều Progesterone hơn. Progesterone làm dày lớp niêm mạc tử cung, chuẩn bị cho quá trình trứng thụ tinh.

3. Trứng không thụ tinh

Sau khi lớp niêm mạc tử cung đã dày lên, có thể có hai trường hợp là trứng được thụ tinh phát triển thành thai nhi và trứng không được thụ tinh dẫn đến hình thành kinh nguyệt.

Nếu trứng không được thụ tinh, thể vàng sẽ không còn sản xuất Progesterone, làm giảm dần nồng độ hormone này và khiến lớp niêm mạc trên cùng bong lên, thoát ra ngoài tạo thành kinh nguyệt hàng tháng.

Xét nghiệm Progesterone

Nếu trứng không thụ tinh, lượng Progesterone sẽ giảm để lớp niêm mạc bong ra tạo thành kinh nguyệt

4. Nếu trứng thụ tinh

Trường hợp trứng được thụ tinh với tinh trùng, thể vàng sẽ duy trì tiết Progesterone trong vòng 6 tuần. Sau đó, nhau thai sẽ liên tục cung cấp Progesterone làm tăng nồng độ hormone, cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi nhờ khả năng tăng huyết động mạch và tăng hàm lượng glycogen trong niêm mạc tử cung. Progesterone còn giúp ngăn ngừa tình trạng co thắt tử cung, hạn chế nguy cơ sinh non.

Xét nghiệm Progesterone để làm gì?

Đâu là công dụng của việc xét nghiệm chỉ số Progesterone? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa của việc xét nghiệm Progesterone.

1. Xác định nguyên nhân hiếm muộn

Nếu lượng Progesterone ở mức thấp so với bình thường, lớp niêm mạc tử cung sẽ mỏng khiến cho quá trình trứng làm tổ khó khăn hơn, làm tăng nguy cơ hiếm muộn ở nữ giới. Do đó, việc kiểm tra hàm lượng Progesterone có ổn định hay không là một phần cần thiết giúp xác định nguyên nhân dẫn đến hiếm muộn và đề ra phương pháp điều trị thích hợp.

2. Biết được các vấn đề của buồng trứng

Khi gặp các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm nồng độ Progesterone nhằm xem xét chu kỳ rụng trứng có gặp những vấn đề bất thường nào hay không. Kết quả Progesterone quá thấp hoặc quá cao báo hiệu các bệnh lý về buồng trứng như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), lạc nội mạc tử cung,…

3. Đánh giá nguy cơ sảy thai

Trong quá trình mang thai, lượng Progesterone cần đạt mức cao để duy trì lớp niêm mạc tử cung và cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Việc xét nghiệm Progesterone đối với phụ nữ mang thai giúp phát hiện kịp thời tình trạng thiếu Progesterone, hạn chế nguy cơ thai ngoài tử cung, thai lưu hoặc sảy thai.

4.    Hỗ trợ các vấn đề tuyến thượng thận

Bên cạnh buồng trứng, tuyến thượng thận cũng chịu trách nhiệm sản xuất một lượng nhỏ Progesterone. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy lượng Progesterone cao thì đây có thể là dấu hiệu của rối loạn tuyến thượng thận.

5.    Phát hiện bệnh ung thư

Nếu chỉ số Progesterone ở mức bất thường, người bệnh có nguy cơ mắc phải u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư tuyến thượng thận, các bệnh về tuyến giáp,… và cần thực hiện thêm nhiều xét nghiệm kiểm tra khác theo chỉ dẫn của bác sĩ để phát hiện tình trạng bệnh.

Quy trình xét nghiệm Progesterone như thế nào?

1. Chuẩn bị trước khi xét nghiệm

Trước khi thực hiện xét nghiệm, bạn cần ngưng sử dụng các loại thuốc bổ sung Estrogen hay Progesterone, thuốc tránh thai, thuốc làm loãng máu,… trong vòng ít nhất 4 tuần để đảm bảo thành phần thuốc không ảnh hưởng đến nồng độ Progesterone trong cơ thể.

Bạn cũng cần thông báo cho bác sĩ nếu từng thực hiện các loại xét nghiệm có liên quan đến chất đánh dấu phóng xạ như xét nghiệm quét tuyến giáp, xét nghiệm quét xương,…

2. Các bước thực hiện xét nghiệm

Để kiểm tra nồng độ Progesterone, bạn sẽ được tiến hành lấy mẫu máu theo quy trình dưới đây:

  • Sử dụng dải thun quấn quanh cánh tay để ngăn dòng chảy của máu và giúp tĩnh mạch to hơn.
  • Làm sạch vị trí tiêm bằng cồn, đặt kim tiêm vào tĩnh mạch.
  • Rút đầy máu vào ống tiêm được gắn liền với kim tiêm, sau đó rút kim tiêm ra.
  • Dùng bông có tẩm cồn để áp lên vị trí vừa tiêm và cố định lại bằng băng cá nhân.

Trong một số trường hợp, người bệnh cần thực hiện lấy máu nhiều lần để phục vụ cho việc xét nghiệm. Việc lấy máu nên được thực hiện ở những cơ sở y tế uy tín.

Xét nghiệm Progesterone

Bạn sẽ được lấy mẫu máu để xét nghiệm Progesterone

Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm Progesterone

Để chẩn đoán tình trạng bệnh lý của người bệnh, bác sĩ có thể dựa trên kết quả xét nghiệm Progesterone để đánh giá mức Progesterone như thế nào là cao, trung bình hoặc thấp. Nồng độ Progesterone cũng có thể khác nhau đối với từng độ tuổi, đặc điểm cơ thể, tiền sử bệnh lý,…

1. Nồng độ Progesterone ở mức bình thường

Nồng độ Progesterone sẽ thay đổi theo từng chu kỳ kinh nguyệt của cơ thể. Phụ nữ mang thai hoặc ở giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh cũng có chỉ số hormone này khác nhau.

a. Mức bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt

  • Đối với bé gái chưa có kinh nguyệt: Progesterone ở mức 0.1 – 0.3 ng/ml.
  • Giai đoạn nang noãn: nồng độ Progesterone duy trì ở mức thấp từ 0.2 – 1.5 ng/ml.
  • Giai đoạn hoàng thể (sau khi rụng trứng): mức Progesterone tăng cao đến 10 – 20 ng/ml, kéo dài trong vòng 5 – 7 ngày.
  • Giai đoạn bước vào chu kỳ kinh nguyệt: nồng độ Progesterone sẽ giảm dần về mức dưới 1 ng/ml.

b. Mức bình thường khi mang thai

  • Vào ba tháng đầu của thai kỳ, nồng độ Progesterone ở mức 10 – 44 ng/ml.
  • Vào ba tháng giữa của thai kỳ, nồng độ Progesterone ở mức 19.5 – 82.5 ng/ml.
  • Vào ba tháng đầu của thai kỳ, nồng độ Progesterone ở mức 65 – 290 ng/ml.

c. Mức bình thường sau mãn kinh

Phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh chức năng của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng sẽ dần suy yếu, khiến quá trình sản xuất nội tiết tố suy giảm. Nồng độ Progesterone ở giai đoạn mãn kinh thường duy trì dưới 0.13 ng/ml.

2. Nồng độ Progesterone cao

Nếu xét nghiệm Progesterone cho thấy kết quả cao bất thường dù đang không ở trong thai kỳ thì đó có thể là dấu hiệu của những bệnh lý như: tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh (Congenital Adrenal Hyperplasia – CAH), bệnh thai trứng (Hydatidiform mole), u nang buồng trứng, ung thư tuyến thượng thận,…

3. Nồng độ Progesterone thấp

Progesterone thấp là tình trạng diễn ra do quá trình rụng trứng không diễn ra theo đúng chu kỳ hoặc hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng không sản xuất đủ hormone này. Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như tăng prolactin (hormone kích thích sản xuất sữa), hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), suy giáp,…

Ngoài ra, kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ Progesterone thấp trong thời gian mang thai có thể dẫn đến sảy thai, hoặc là triệu chứng của mang thai ngoài tử cung, thai lưu.

Các phương pháp cân bằng Progesterone hiệu quả

Nếu kết quả xét nghiệm Progesterone cho thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp. Một số phương pháp nên áp dụng để điều hòa hormone trong cơ thể bao gồm:

1. Liệu pháp hormone Progesterone

Đây là phương pháp bổ sung Progesterone ngoại sinh cho cơ thể, có thể được dùng để hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, giảm các triệu chứng trong thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh hoặc hỗ trợ bảo vệ thai nhi, giảm nguy cơ sinh non.

Việc sử dụng các liệu pháp hormone Progesterone có thể gây ra những tác dụng phụ như đau đầu, chướng bụng, căng tức ngực, thay đổi cảm xúc, đau bụng, đau cơ, đổ mồ hôi đêm,… Người bệnh không nên tự ý sử dụng tại nhà mà phải tuân thủ theo đúng liều lượng bác sĩ tư vấn để tránh những hậu quả nghiêm trọng như chảy máu âm đạo, mất cân bằng nội tiết tố, mất ý thức, co giật, xuất huyết, ung thư,…

2. Sử dụng thực phẩm hỗ trợ Progesterone

Để hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng làm việc hiệu quả, chị em nên bổ sung những loại dưỡng chất thiên nhiên giúp điều hòa quá trình sản xuất hormone Progesterone. Các nhà khoa học Mỹ sau quá trình nghiên cứu đã tìm ra Lepidium Meyenii – thảo dược quý chứa rất nhiều sterols, axit amin, alkaloid,… có công dụng trong việc kích thích hoạt động của hệ trục thần kinh – nội tiết quan trọng của phụ nữ, Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng.

Với thành phần chiết xuất từ Lepidium Meyenii, viên uống Angela Gold đến từ Mỹ có tác dụng hỗ trợ sản sinh các nội tiết tố nữ quan trọng (như Estrogen, Progesterone và Testosterone) và duy trì ổn định theo nhu cầu của cơ thể.

Sử dụng Angela Gold 1 viên mỗi ngày đối với phụ nữ từ 18 tuổi trở lên giúp điều phối nội tiết tố, từ đó hỗ trợ ngăn ngừa rối loạn kinh nguyệt, tăng cường sinh lý nữ, giảm các triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh. Ngoài ra, Angela Gold còn chứa tinh chất P. Leucotomos, giúp hỗ trợ hạn chế tác động của tia UV, giúp làn da căng mịn và ngăn ngừa lão hóa.

Rối loạn kinh nguyệt sau khi cấy que tránh thai

Angela Gold giúp kích thích hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng sản sinh và điều hòa nội tiết tố

3. Cân bằng nồng độ Estrogen và Progesterone

Việc cân bằng giữa hai loại hormone Estrogen và Progesterone có vai trò rất quan trọng để quá trình rụng trứng diễn ra bình thường. Hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng không chỉ chịu trách nhiệm sản xuất nội tiết tố nữ mà còn nhận các tín hiệu để cân bằng các loại hormone này, giúp hoạt động sinh lý diễn ra bình thường.

Hàm lượng Estrogen nếu tăng cao hơn nhiều so với Progesterone thì có thể gây ung thư nội mạc tử cung. Khi có kết quả xét nghiệm nồng độ Progesterone bất thường, bạn nên sử dụng các loại sản phẩm điều hòa nội tiết tố, đồng thời xây dựng lối sống lành mạnh để quá trình sản xuất hormone diễn ra hiệu quả.

4. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động điều hòa hormone của cơ thể. Phụ nữ nên xây dựng một thực đơn ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đồng thời, bổ sung thêm những loại thực phẩm giúp tăng cường nội tiết tố như rau có màu xanh đậm, cà rốt, quả bơ, dâu tây, bông cải xanh, các loại hạt,… Một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ bổ sung Progesterone mà còn giúp giảm mỡ thừa và duy trì vóc dáng cân đối.

5. Tập luyện thể thao, giữ tâm trạng lạc quan

Việc luyện tập thể dục thể thao có thể giúp điều hòa quá trình sản xuất nội tiết tố trong cơ thể, do đó, phụ nữ nên tập luyện thể thao 30 phút mỗi ngày bằng những bài tập có cường độ phù hợp. Thường xuyên tập thể dục sẽ hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt ở nữ giới. Mẹ bầu cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn những bài tập thể dục nhẹ nhàng, hỗ trợ thai kỳ và giúp quá trình sinh con thuận lợi hơn.

Căng thẳng, áp lực kéo dài có thể làm tăng hormone Cortisol, dẫn đến suy giảm Progesterone, gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt và mất cân bằng nội tiết tố. Chị em nên làm việc kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc và thường xuyên giải tỏa tâm trạng bằng cách nghe nhạc, xem phim, thiền, yoga, du lịch,…

Xét nghiệm Progesterone

Thực hiện các biện pháp cải thiện tinh thần sẽ giúp cân bằng nội tiết tố nữ

Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường của kinh nguyệt hoặc mang thai, chị em nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để xét nghiệm Progesterone để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị, chăm sóc sức khỏe hiệu quả. Ngoài ra, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh và bổ sung các dưỡng chất giúp nồng độ Progesterone nói riêng và nội tiết tố nữ nói chung luôn được cân bằng, hỗ trợ chức năng sinh lý nữ.

Đánh giá bài viết
21-08-2023