Cấu tạo âm đạo: những khám phá thú vị về “đường hầm bí ẩn”

29-09-2019

Tác Giả: Đội Ngũ Angelagold

Cùng với dương vật, âm đạo được xem là “người tình bí mật” để đưa chàng và nàng tới những cảm xúc hân hoan. Hiểu sâu và đúng về “cô bé” sẽ giúp chị em phòng tránh được các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm, đồng thời có đời sống sinh lý thăng hoa lâu bền.

1. Âm đạo là gì? 

Âm đạo là phần ống cơ đàn hồi, có màu hồng đỏ và kéo dài từ âm hộ đến cổ tử cung. Âm đạo nằm phía sau niệu đạo và bàng quang, trên đỉnh đáy chậu và phía sau cổ tử cung. Cửa âm đạo được bảo vệ bởi màng trinh và các môi âm hộ.  Âm đạo được xem là con đường sinh sản ở nữ giới. Xem thêm định nghĩa âm đạo phụ nữ trên WikiPedia TẠI ĐÂY.
 
vị trí của âm đạo phụ nữ
 
Vị trí của âm đạo trong cơ thể người phụ nữ

2. Cấu tạo bên ngoài và bên trong âm đạo

Cơ quan sinh dục nữ thường nằm “khép nép” khuất phía dưới và khi đứng thẳng thì được che kín bởi phần trên của hai đùi. Phần bên ngoài của âm đạo có vai trò đưa tinh trùng vào cơ thể, bảo vệ các bộ phận bên trong khỏi sự lây nhiễm. Cấu tạo phần này bao gồm: 
  • Môi lớn bao quanh và bảo vệ các cơ quan sinh sản, chứa nhiều tuyến mồ hôi và tuyến dầu.
  • Môi bé nằm ngay bên trong phần môi lớn, bao quanh lỗ mở âm đạo và niệu đạo.
  • Tuyến Bartholin nằm ở khe âm đạo, có đường kính khoảng 1cm, có vai trò tiết chất nhờn bôi trơn để hoạt động tình dục diễn ra thuận lợi hơn.
  • Âm vật (hột le) là nơi tích tụ các đầu dây thần kinh, giúp tạo nên khoái cảm tình dục.
Bên trong âm đạo được cấu tạo chủ yếu từ các cơ đàn hồi. Các thành cơ có hai lớp sợi cơ: một lớp tròn nội mô yếu hơn và một lớp chiều dọc bên ngoài mạnh mẽ hơn. Trên đầu của các mô cơ có chứa các mạch máu dây thần kinh.
 
Có nhiều phụ nữ tỏ ra ái ngại vì cho rằng dương vật quá to của người bạn tình sẽ làm cho việc quan hệ khó khăn hoặc có thể làm cho âm đạo bị nới rộng. Tuy nhiên, điều này là không đúng.
 
Trung bình, âm đạo có chiều dài khoảng 8cm và khi bị kích thích có thể sâu tới 11cm. Độ rộng trung bình của âm đạo phụ nữ theo từng giai đoạn có khác nhau. Thông thường là 2,3 cm và khi sinh nở có thể giãn tới 10 cm. Chính vì khả năng co giãn và tính đàn hồi đáng kinh ngạc, các nhà nghiên cứu đặt cho âm đạo cái tên là “không gian tiềm tàng”.
 

tìm hiểu về cấu tạo của âm đạo

Tìm hiểu về cấu tạo của âm đạo phụ nữ

3. Chức năng của âm đạo 

Âm đạo có nhiều chức năng với cơ thể, đặc biệt là vai trò sinh lý, sinh sản của nữ giới:
  • Với phụ nữ từ tuổi dậy thì đến trước khi mãn kinh, âm đạo là đường thoát kinh nguyệt theo chu kỳ nguyệt san của nữ giới.
  • Nhờ đường âm đạo, bác sĩ có thể đo nhiệt độ để xác định ngày rụng trứng và kiểm tra các bệnh phụ khoa liên quan.
  • Cũng nhờ tính co giãn và đàn hồi cao, âm đạo giúp đón nhận dương vật dễ dàng để thực hiện quá trình giao hợp, thụ tinh tự nhiên và sinh nở.
Để quá trình hoạt động tình dục diễn ra thuận lợi, não bộ sẽ nhận được những kích thích và cảm giác ham muốn, mạch máu sẽ mở rộng và lưu thông nhiều về cơ quan sinh sản, thúc đẩy âm đạo tiết ra chất dịch bôi trơn tự nhiên. Chất nhờn này giúp dương vật có thể dễ dàng đi vào âm đạo và tránh sự khó chịu của cơ quan sinh dục khi cọ xát. Ngoài ra, dịch nhờn cũng là minh chứng cho thấy người phụ nữ có hưng phấn với cuộc yêu và dễ đạt khoái cảm hơn.
 
âm đạo tiết chất nhờn giúp hưng phấn khi yêu
Dịch tiết từ âm đạo được xem là “chất xúc tác tình yêu” cho cặp đôi thăng hoa

3. Bệnh lý thường gặp liên quan đến âm đạo

Nếu âm đạo không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến một số bệnh phụ khoa nguy hiểm, trong đó phổ biến nhất là viêm âm đạo.
 
Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm dẫn đến tiết dịch bất thường, ngứa hoặc đau rát. Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này thường do nhiễm trùng vùng kín, mất cân bằng vi khuẩn âm đạo, sự suy giảm estrogen hoặc một số vấn đề về da. Bệnh có thể xảy ra với tất cả phụ nữ, nhưng phổ biến nhất là phụ nữ ở độ tuổi sinh sản.
 
Biểu hiện của viêm âm đạo thường gặp bao gồm: thay đổi màu sắc, mùi hoặc lượng dịch âm đạo; ngứa, tiểu rát; đau trong quá trình giao hợp; có thể gây xuất huyết âm đạo nhẹ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ tấn công gây viêm các bộ phận khác như vùng chậu, niệu đạo, nội mạc tử cung… Nguy hiểm hơn, bệnh có thể gây vô sinh hoặc ảnh hưởng đến thai nhi nếu người mắc bệnh đang mang thai.
 
Do đó, khi phát hiện các triệu chứng cảnh báo bệnh lý âm đạo, chị em cần đến bác sĩ phụ khoa thăm khám để có phác đồ điều trị tốt nhất. Đồng thời, chị em cũng cần điều chỉnh các thói quen sinh hoạt để phòng tránh tối đa nguy cơ mắc bệnh:
  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp phòng tránh bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô thoáng, tắm rửa và thường xuyên thay đồ lót. Có thể dùng nước ấm để rửa nhẹ nhàng vùng kín, tránh sử dụng các loại xà phòng có tính tẩy mạnh để làm sạch khu vực nhạy cảm.
  • Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao để tăng sự dẻo dai. Một số bộ môn tốt cho âm đạo có thể kể đến như yoga, kegel…
  • Tránh tình trạng stress, căng thẳng quá mức. Tạo tinh thần thư giãn, thoải mái trong công việc và sinh hoạt gia đình.
  • Chế độ dinh dưỡng đủ dưỡng chất. Có thể bổ sung thêm các tinh chất thiên nhiên giúp ổn định hoạt động của hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng, cải thiện tình trạng “khô hạn” của “cô bé”. Hiện nay, Lepidium Meyenii là loại thảo dược quý đã được chứng minh khoa học giúp cải thiện khô âm đạo, cho đời sống tình dục viên mãn.
  • Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần tại các chuyên khoa uy tín để kịp thời phát hiện các bệnh phụ khoa ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh lý.

4. 7 sự thật về âm đạo phụ nữ ít ai biết

Âm đạo sẽ bị nới rộng bởi “cậu nhỏ” to con?

Nhiều phụ nữ tỏ ra ái ngại khi cho rằng dương vật quá to của “đối tác” làm cho việc quan hệ khó khăn hoặc có thể làm cho âm đạo bị nới rộng. Điều này không đúng.

Trung bình, âm đạo có chiều dài khoảng 8cm và khi bị kích thích có thể sâu tới 11cm. Độ rộng trung bình của âm đạo phụ nữ theo từng giai đoạn có khác nhau. thông thường là 2,3 cm và khi sinh nở có thể giãn tới 10 cm. Chính vì khả năng co giãn và tính đàn hồi đáng kinh ngạc, các nhà nghiên cứu đặt cho âm đạo cái tên “không gian tiềm tàng”.

Âm đạo sẽ bị xuống cấp nếu không được “tập thể dục”

Thực chất, các cơ bên trong âm đạo giống như bắp tay, bắp chân. Nếu bạn không thường xuyên tạo điều kiện để chúng được “luyện tập” thì khi lớn tuổi, âm đạo rất dễ bị nhão và mất dần tính đàn hồi, dẻo dai.

Âm đạo không cần chăm sóc quá kỹ lưỡng

Bạn không nên đặt bất cứ thứ gì vào trong âm đạo để làm sạch bên trong. Điều đó có nghĩa là không thụt rửa, không kỳ cọ bên trong và chắc chắn là không sử dụng các sản phẩm có mùi thơm nào ở bên trong âm đạo của bạn. Hãy bỏ qua tất cả các loại thuốc xịt, nước hoa và các sản phẩm khác được thiết kế để làm sạch âm đạo, âm hộ.

Một lí do quan trọng để không cần phải thụt rửa âm đạo đó là môi trường bên trong âm đạo có một sự cân bằng rất tinh tế của một hệ sinh thái quan trọng bao gồm nấm men và vi khuẩn sống. Việc thụt rửa âm đạo làm nhiễu loạn sự cân bằng của các vi khuẩn này cùng với nồng độ acid tự nhiên của âm đạo nên làm tăng cơ hội sự phát triển của các vi khuẩn có hại.

vệ sinh cô bé đúng cách

Nên vệ sinh “cô bé” đúng cách để cân bằng môi trường trong âm đạo

[hst_news]1843[/hst_news]

Âm đạo có điểm ‘G’ tạo khoái cảm

Điểm ‘G’ nằm bên trong âm đạo và là nơi tạo nên sự khoái cảm mãnh liệt. Nhưng tìm ra điểm G này không dễ dàng và không phải ai cũng giống nhau. Có thể sẽ mất một khoảng thời gian để thực hành mới có thể tìm ra được điểm ‘G’ nhưng điều mang lại cho bạn và “đối tác” là một giá trị lớn.

Âm đạo bị giãn rộng sau sinh nhưng vẫn có khả năng phục hồi

Chị em cũng thường lo lắng âm đạo giãn rộng sau khi sinh nở sẽ khiến chuyện chăn gối vợ chồng không còn khoái cảm như xưa. Sự thật là mặc dù âm đạo không trở về trạng thái như trước khi sinh, nhưng âm đạo vẫn có khả năng co giãn và tự phục hồi. Điều quan trọng nhất chính là cảm xúc sự ham muốn và đôi khi cần đến kỹ thuật.

Âm đạo bị teo và khô trong thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh

Trải qua nhiều thời kỳ và nhiều biến cố như sinh nở, kích thước và độ đàn hồi của âm đạo không phải là vấn đề đáng lo lắng. Tuy nhiên, những mối bận tâm bắt đầu kéo đến khi lượng dịch âm đạo giảm tiết khi phụ nữ bước sang tuổi trung niên.

Trong thời kỳ xuất hiện các biểu hiện tiền mãn kinh – mãn kinh, hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng suy giảm sẽ gây ảnh hưởng đến cả sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý của phái đẹp. Lúc này, âm đạo sẽ bị teo lại, mỏng đi, giảm đàn hồi, bài tiết dịch nhờn kém và dễ bị tổn thương.

âm đạo trong thời kỳ tiền mãn kinh - mãn kinh

So sánh hình ảnh âm đạo bình thường và âm đạo trong giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh

Chuyên gia Lưu Thị Hồng cho biết: Nguyên nhân sâu xa của khô âm đạo được xác định là do hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng ở phụ nữ suy yếu, thường thấy sau tuổi 35. Khi đó, sự sụt giảm của bộ 3 nội tiết tố nữ gồm progesteron, estrogen và testosteron sẽ làm thay đổi toàn bộ cơ thể, đặc biệt là khả năng “ướt át” khi có kích thích, đồng thời âm đạo bị teo lại, mỏng đi, bài tiết dịch nhờn kém dần.

Khi bị “khô hạn” tấn công, chị em thường âm thầm chịu đựng và giải quyết bằng các thuốc bôi trơn hoặc các thuốc kích thích. Tuy nhiên, giải quyết ở phần ngọn này không giúp cải thiện tình hình hiệu quả. Vì vậy, cần có giải pháp chăm sóc tốt hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng, duy trì sự ổn định của bộ 3 nội tiết tố nữ một cách khoa học, hiệu quả, từ đó giải quyết triệt để “khô hạn”.

Các nghiên cứu khoa học tại Mỹ, Úc và Việt Nam cho thấy, Lepidium Meyenii – loại thảo dược quý sinh trưởng ở Nam Mỹ, có tác dụng cải thiện tốt hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng, giúp ổn định, cân bằng bộ 3 nội tiết tố nữ progesteron, estrogen và testosteron. Từ đó, cải thiện tình trạng “khô hạn”, giúp đời sống sinh lý của phụ nữ trở nên viên mãn, chất lượng hơn.

Ngoài ra, để tránh nguy cơ bị khô âm đạo tấn công, lời khuyên từ các chuyên gia là chị em cần tránh thụt rửa sâu vào vùng kín bằng các loại xà phòng, sữa tắm, tinh dầu tắm… thay vì vậy, nếu cần có thể dùng nước ấm để rửa. Sử dụng các chất hay gel bôi trơn cũng là giải pháp được nhiều phụ nữ lựa chọn, tuy nhiên cần thận trọng vì những loại gel bôi trơn chứa dầu dễ làm vùng kín viêm nhiễm, gây ra các bệnh phụ khoa và khiến phụ nữ bị lệ thuộc vào chúng.

Thái Thanh

Xem thêm

 

Đánh giá bài viết
16-06-2023