Kinh nguyệt ra ít nên uống thuốc gì để cải thiện
Nhiều chị em đang gặp phải tình trạng kinh nguyệt ra ít và lo sợ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản nên muốn tìm đến các loại thuốc điều trị. Vậy kinh nguyệt ra ít nên uống thuốc gì hiệu quả và an toàn?
Nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt ra ít
Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 3 – 7 ngày và chị em mất khoảng 40-80ml máu. Nếu lượng máu kinh ít hơn 20 ml và số ngày có kinh ít hơn 2 ngày được gọi là tình trạng kinh nguyệt ra ít. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt ra ít:
1. Rối loạn nội tiết tố:
Đóng vai trò quyết định đến sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ là hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng vừa chỉ huy, vừa sản xuất bộ hormone trong cơ thể bao gồm GnRH, FSH, LH, Estrogen, Progesterone, Testosterone nhằm đáp ứng tất cả nhu cầu của hoạt động sống trong cơ thể người phụ nữ.
Trong đó, quan trọng nhất là bộ 3 nội tiết tố Estrogen, Progesterone và Testosterone, giữ vai trò chỉ huy chu kỳ kinh nguyệt đều đặn mỗi tháng. Tuy nhiên, theo thời gian cùng với quá trình lão hóa của cơ thể, cùng với những yếu tố tác động từ môi trường khiến cho hệ trục vàng dần suy yếu và bất ổn.(1)
Từ đó, gây ra hiện tượng trễ kinh, chậm kinh, kinh nguyệt ra ít cùng với hàng loạt các bất ổn khác trên cả ba phương diện sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ.
2. Do mang thai ngoài tử cung:
Mang thai ngoài tử cung sẽ thấy có máu với lượng ít. Đây là hiện tượng trứng được thụ tinh và làm tổ bên ngoài tử cung. Nếu không được phát hiện và xử lý sớm có thể đe dọa đến tính mạng.
3. Do căng thẳng, stress kéo dài:
Nếu chị em bị stress, căng thẳng kéo dài có thể gây mất cân bằng nội tiết và dẫn đến tình trạng kinh nguyệt ra ít.
4. Do thay đổi cân nặng đột ngột:
Tăng cân quá nhanh hoặc giảm cân quá mức có thể làm kéo dài hoặc rút ngắn kỳ kinh nguyệt của bạn.
5. Do thuốc tránh thai:
Một số thuốc tránh thai, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp cũng khiến kinh nguyệt ra ít, thậm chí kinh nguyệt có màu sẫm hoặc mất kinh, rong kinh.
Một số loại thuốc tránh thai gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ra ít
6. Mắc các bệnh phụ khoa:
Các bệnh phụ khoa như buồng trứng đa nang, viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm cổ tử cung… đều có thể dẫn đến tình trạng kinh nguyệt ra ít.
7. Bệnh cường giáp:
Đây là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức khiến cơ thể sản sinh quá nhiều hormone tuyến giáp. Bệnh cường giáp không chỉ gây ra tình trạng kinh nguyệt ít mà còn ảnh hưởng đến tim, huyết áp, cơ bắp…(2)
Kinh nguyệt ra ít có ảnh hưởng gì không?
Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt và kinh nguyệt ra ít ảnh hưởng đến trực tiếp đến tâm lý, sức khỏe và khả năng sinh sản. Cụ thể:
- Kinh nguyệt ra ít khiến tâm trạng chị em luôn trong tình trạng bất an, lo lắng, từ đó giảm chất lượng công việc, cuộc sống.
- Tình trạng kinh nguyệt ra ít kéo dài do các bệnh lý phụ khoa nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể đe dọa đến khả năng sinh sản của chị em
- Tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài còn gây ra tâm lý ngại yêu, giảm ham muốn, tăng nguy cơ lãnh cảm… ảnh hưởng không nhỏ đến hôn nhân và hạnh phúc gia đình.
Có nên sử dụng thuốc khi kinh nguyệt ra ít không?
Nếu tình trạng kinh nguyệt kéo dài, chị em nên đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ giải đáp cụ thể có nên sử dụng thuốc khi kinh nguyệt ra ít.
Chị em tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt ra ít, điều này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Kinh nguyệt ra ít nên uống thuốc gì?
Tình trạng kinh nguyệt ra ít có thể cải thiện bằng thuốc Tây y hoặc thuốc Đông y. Cụ thể:
1. Thuốc Tây y (thuốc tân dược)
Một số loại thuốc tân dược có tác dụng điều hòa kinh nguyệt bác sĩ có thể chỉ định, trong đó có thuốc tránh thai. Hầu hết các loại thuốc tân dược điều hòa kinh nguyệt có nguồn gốc từ thuốc tránh thai là những nội tiết tố như estrogen, progesterone gồm các estrogen, progestatif, phối hợp estrogen – progestatif với nhiều tên biệt dược khác nhau.
Các loại thuốc này có tác dụng hỗ trợ điều chỉnh nội tiết tố nữ trong cơ thể và hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt. Đồng thời, giảm các triệu chứng khó chịu do kinh nguyệt không đều gây ra.
Tuy nhiên, mỗi loại thuốc đều có những tác dụng phụ nên chị em cần lưu ý:
- Tuyệt đối không được tự ý sử dụng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ, phòng trường hợp dùng sai liều hoặc gặp phải những dị ứng với các thành phần của thuốc.
- Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng, cách sử dụng và đặc biệt không tự thêm thuốc, tăng liều hoặc tái sử dụng đơn thuốc cũ.
- Khi gặp phải các tác dụng phụ của thuốc như buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, viêm nhiễm âm đạo… nên liên hệ với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
- Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc vì có thể dẫn đến biến chứng rối loạn nội tiết tố, teo buồng trứng, rong kinh và thậm chí vô sinh.
2. Thuốc Đông y
Một số bài thuốc Đông y hỗ trợ cải thiện tình trạng kinh nguyệt ra ít chị em có thể tham khảo như:
- Nhân sâm tư huyết thang gia giảm: Dùng 14g nhân sâm, 18g hoài sơn, 30g thục địa, 20g bạch thược và 14g xuyên khung, có thể sắc lên hoặc làm hoàn để dùng uống.
- Ngưu tất tán gia giảm: Dùng 20h ngưu tất, 10g quế tâm, 20g xích thược, 20g đào nhân, 20g huyền hồ, 30g đương quy, 20g mẫu đơn, 8g mộc hương, có thể sắc với nước để uống hoặc dùng làm hoàn để uống.
- Khung quy nhị trần gian giảm: Dùng 20g đương quy, 20g xuyên khung, 10g trần bì, 16g phục linh, 8g bán hạ chế, 4g chích thảo. Sắc với nước để uống.
- Tiêu dao tán gia giảm: Dùng bạch thược 12g, bạch linh 12g, đương quy 12g, sài hồ 10g, đơn bì 10g, bạc hà 8g, cam thảo 6g, đào nhân 8g, hồng hoa 8g, hoàng cầm 10g. Ngày uống 3 lần và mỗi ngày 1 thang.
Lưu ý, cần uống theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ Đông y, tránh trường hợp lạm dụng cũng có thể xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Kinh nguyệt ra ít nên uống thuốc gì? Một số bài thuốc Đông y có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng kinh nguyệt ra ít
Chế độ dinh dưỡng khi kinh nguyệt ra ít
1. Nên ăn gì?
Chị em gặp phải tình trạng kinh nguyệt ra ít cần chú ý cân đối, đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng. Đặc biệt bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể, tăng cường rau xanh (rau mùi tây, rau diếp cá, cà rốt, nha đam…), các loại trái cây tươi như cam, quýt, dưa hấu, dâu tây, việt quất… Đồng thời, bổ sung axit béo có lợi cho sức khỏe và hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt như các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá thu… Các loại hạt và ngũ cốc.
2. Nên kiêng gì?
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học, chị em cần hạn chế tiêu thụ thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, đường, muối, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích…
Ổn định nội tiết tố, điều hòa kinh nguyệt bằng các tinh chất từ thiên nhiên
Có nhiều chị em gặp phải tình trạng kinh nguyệt ra ít đã tự ý bổ sung các viên uống nhằm tăng Estrogen với hi vọng điều hòa kinh nguyệt, tuy nhiên nhóm thuốc này có tác dụng bổ sung nội tiết tố nữ từ bên ngoài với mong muốn “lấp đầy” sự thiếu hụt nội tiết tố bên trong cơ thể.
Đặc biệt, ThS. Đinh Thị Hiền Lê chia sẻ, Estrogen có nguồn gốc từ thực vật không thể thay thế Estrogen do cơ thể tự sản sinh. Đặc biệt, nếu lạm dụng các nội tiết tố tổng hợp dễ gây ra trạng thái “no ảo” và lâu ngày sẽ dẫn đến thiếu hụt, mất cân bằng Estrogen nội tiết tố nội sinh ngày càng trầm trọng hơn. Do đó, khi sử dụng những loại thuốc này cần có sự tư vấn và giám sát chặt chẽ từ bác sĩ chuyên khoa.
Gần đây, xu hướng ổn định nội tiết tố, điều hòa kinh nguyệt bằng các tinh chất từ thiên nhiên được các chuyên gia khuyến nghị. Bằng công nghệ hiện đại, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra bộ đôi tinh chất quý Lepidium Meyenii và P. Leucotomos (có trong sản phẩm Angela Gold) có khả năng tác động đến hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng, nhờ đó giúp hỗ trợ các nội tiết tố trong cơ thể ổn định, đặc biệt duy trì bộ 3 nội tiết tố nữ Estrogen, Progesterone và Testosterone theo đúng và đủ nhu cầu cơ thể. Từ đó, hỗ trợ nâng cao sức khỏe, sắc đẹp và đời sống sinh lý, làm chậm và cải thiện rối loạn kinh nguyệt, trong đó có tình trạng kinh nguyệt ra ít.
Angela Gold chứa 2 hoạt chất quý Lepidium Meyenii và P.Leucotomos hỗ trợ cơ thể tự tổng hợp và điều chỉnh bộ 3 nội tiết tố nữ (Estrogen, Progesterone và Testosterone). Nhờ đó, hỗ trợ các nội tiết tố trong cơ thể ổn định, điều hòa kinh nguyệt hiệu quả và an toàn
Ngoài ra, tinh chất P. Leucotomos hỗ trợ bảo vệ, tái tạo cấu trúc nền, hạn chế các tổn thương do tia cực tím, bảo vệ cấu trúc nền của da nhờ giảm tác động của men tiêu hủy cấu trúc nền MMPs (Matrix Metalloproteinases), từ đó giúp da mềm mịn, căng sáng, giúp làn da mềm mịn, căng sáng từ bên trong.
Trên đây là những giải đáp xoay quanh thắc mắc kinh nguyệt ra ít uống thuốc gì? Để biết được tình trạng kinh nguyệt ra ít nên uống thuốc gì chị em nên đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để thăm khám, xác định nguyên nhân và bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc hoặc phương pháp điều trị thích hợp. Ngoài ra, chị em nên bổ sung tinh chất thiên nhiên để tăng cường hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng từ đó giúp ổn định nội tiết tố và cải thiện hiệu quả tình trạng kinh nguyệt ra ít. Đồng thời hỗ trợ nâng cao sức khỏe, sắc đẹp và đời sống sinh lý