Mất ngủ, nỗi ám ảnh của phụ nữ tiền mãn kinh

08:38 26/11/2016

Tác Giả: Đội Ngũ Angelagold

Nằm trằn trọc nhiều giờ mà không ngủ được, ngủ không sâu giấc, thường thức dậy lúc nửa đêm hoặc dậy quá sớm chừng 2 – 3 giờ sáng và không ngủ lại được những biểu hiện của chứng mất ngủ thường gặp ở phụ nữ đang giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh.

1. Mất ngủ làm giảm sức khỏe, nhăn da và tăng cân

Không chỉ khiến tâm trạng cáu cắt, mệt mỏi, theo chuyên gia tại Đại học Y Case Western Reserve (Ohio, Mỹ), chất lượng giấc ngủ giảm sút còn làm quá trình lão hóa ở phụ nữ diễn ra rất nhanh. Sau một tuần mất ngủ, nếp nhăn ở mặt và cổ sẽ tăng 45%, các vết đốm và tàn nhang tăng từ 11% – 13%.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy khoảng 33% phụ nữ mất ngủ ở tuổi tiền mãn kinh có cảm giác thèm ăn và hậu quả gần 50% bị béo phì. Béo phì dẫn đến rối loạn chuyển hóa mỡ, đạm, có nguy cơ tăng huyết áp và hình thành các mảng xơ vữa. Điều này lý giải vì sao phụ nữ mất ngủ kéo dài trong giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh tăng 48% nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.

2. Thuốc ngủ càng làm mất ngủ nặng thêm

Đa phần khi bị mất ngủ, phụ nữ sẽ tìm đến các loại thuốc an thần, thuốc ngủ để tìm lại giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nghiện và phụ thuộc thuốc ngủ làm cơ thể mất đi cơ chế kiểm soát giấc ngủ tự nhiên, quên khả năng tự điều chỉnh, khiến mất ngủ càng trở nên trầm trọng sau đó.

Bên cạnh đó, nhiều chị em loay hoay tìm lại giấc ngủ ngon bằng cách bổ sung nội tiết tố đơn lẻ. Tuy nhiên, phương pháp này không giải quyết được toàn diện gốc vấn đề, bởi vì mất ngủ ở giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh là hậu quả của tình trạng suy yếu cả hệ thống từ thần kinh xuống nội tiết, khiến rối loạn nội tiết tố gồm bộ ba estrogen, progesterone và testosterone.

phụ nữ mất ngủ do rối loạn nội tiết tố

Phụ nữ tiền mãn kinh mất ngủ thường do sự xáo trộn từ bên trong cơ thể

3. Cân bằng bộ 3 nội tiết tố – Vỗ về giấc ngủ

Tiến sĩ, chuyên gia Huỳnh Thị Thu Thủy, So với độ tuổi 20-30, mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh ít chịu tác động của các yếu tố bên ngoài như căng thẳng do áp lực công việc, con cái quấy khóc… mà chủ yếu là do những thay đổi của bộ 3 nội tiết tố bên trong. Bộ 3 nội tiết tố này do hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng điều hành và sản xuất giúp người phụ nữ giữ gìn sức khỏe, sắc đẹp, duy trì các hoạt động sinh lý và đảm bảo giấc ngủ ngon, sâu và thẳng giấc.

Chia sẻ về vấn đề mất ngủ của phụ nữ tiền mãn kinh, ThS. Đinh Thị Hiền Lê, cho biết: Bên cạnh các tác nhân như stress, áp lực công việc, mắc bệnh mạn tính… một trong những nguyên nhân quan trọng gây mất ngủ ở phụ nữ sau tuổi 30, là do hoạt động của hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng bắt đầu dần suy yếu, khiến bộ 3 nội tiết tố nữ gồm Estrogen, Progesterone và Testosterone mất cân bằng, trở nên trồi sụt bất thường. Khi bộ 3 nội tiết tố thất thường sẽ tác động đến não, gây ra các bất ổn về tâm trạng, ảnh hưởng đến giấc ngủ cùng nhiều triệu chứng khác như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm

Qua nhiều nghiên cứu tại Mỹ và Australia, thảo dược Lepidium Meyenii đã được chứng minh có tác dụng đặc hiệu cho phụ nữ. Nhờ chứa nhiều dưỡng chất và các sterol quý, Lepidium Meyenii giúp củng cố hoạt động của hệ trục, qua đó chăm sóc toàn diện từ sức khỏe, sắc đẹp đến đời sống sinh lý cho phụ nữ, hạn chế và giảm thiểu vấn đề rối loạn giấc ngủ của phụ nữ bước qua tuổi trung niên.

Một nghiên cứu khoa học thực hiện tại Việt Nam cho thấy, sau 8 tuần sử dụng tinh chất từ Lepidium Meyenii, tình trạng bốc hỏa từ 73,7% giảm xuống còn 10,8%, tình trạng khô âm đạo từ 81,6% giảm xuống còn 8,1%… và đặc biệt là tình trạng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh từ 79% giảm xuống còn 27%.

chăm sóc giấc ngủ của phái đẹp

Nhìn chung, mất ngủ là một trong những “gánh nặng” phổ biến của phụ nữ khi bước qua tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh do chính những trục trặc từ bên trong cơ thể. Vì thế, việc cải thiện giấc ngủ cần tác động phù hợp với sự chuyển hóa tự nhiên của cơ thể.

Bên cạnh việc dùng thảo dược cân bằng bộ 3 nội tiết tố, một vài điều chỉnh nhỏ trong sinh hoạt cũng có thể giúp cải thiện tình trạng mất ngủ:

  • Chế độ dinh dưỡng cần đa dạng, hạn chế chất béo, tinh bột, giảm lượng đường, muối.
  • Tập thể dục vừa sức, thường xuyên như đi bộ, bơi lội
  • Đừng ngủ bù lại những đêm mất ngủ bằng cách ngủ trưa quá dài vì sẽ làm đảo lộn đồng hồ sinh học, mất ngủ càng nặng thêm.
  • Ngủ đúng giờ để giúp cơ thể nhận biết thời gian nghỉ ngơi và tăng chất lượng giấc ngủ.

An Yên

Xem thêm

 

Đánh giá bài viết
08:22 09/08/2023

Discover more from Angela Gold - Khởi nguồn Sức khỏe, Sắc đẹp và Sinh lý nữ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading