Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có nguy hiểm không?

13-02-2023

Tác Giả: Đội Ngũ Angelagold

Bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, chị em phải đối diện với rất nhiều thay đổi cả bên trong lẫn bên ngoài. Làn da khô sạm, xuất hiện nếp nhăn, cơ thể mất cân đối, bốc hỏa, khô âm đạo, giảm ham muốn, rối loạn kinh nguyệt là các dấu hiệu dễ nhận thấy trong giai đoạn này. Nhận thấy sự thay đổi này, không ít chị em hốt hoảng, lo lắng đặt ra câu hỏi, liệu rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có nguy hiểm không? Có cách nào để cải thiện? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về vấn đề này.

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là gì?

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh thường xảy ra từ độ tuổi 35-40, lúc này chu kỳ kinh có nhiều thay đổi bất thường so với trước đó. Rối loạn kinh nguyệt thường gây ra những nhiễu loạn sau đây:

  • Kinh nguyệt không đều: Thay vì chu kỳ kinh nguyệt là 25 – 35 ngày, thì giai đoạn này chu kỳ kéo dài hơn hoặc rút ngắn chu kỳ hơn thời gian thông thường của bạn, thậm chí mỗi tháng hành kinh 2 lần.(1)
  • Số lượng máu ra ít hoặc ra nhiều: Thông thường, lượng máu mất đi ở mỗi kỳ kinh là 50-80ml (36% là máu thực tế trong trong kinh nguyệt, 64% là các thành phần khác như niêm mạc tử cung, chất nhầy từ cổ tử cung, âm đạo). Tuy nhiên, ở giai đoạn tiền mãn kinh, lượng máu này ra ít hoặc nhiều hơn mức bình thường. Lượng máu này có thể đo lường qua cốc nguyệt san hoặc qua miếng hút của băng vệ sinh.
  • Thay đổi số ngày hành kinh: Khoảng thời gian của chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể thay đổi, có thể bị chảy máu chỉ trong một hoặc hai ngày hoặc hơn một tuần.
  • Mất kinh: Một số tháng bạn có thể không có kinh. Nếu không có kinh nguyệt trong vòng 12 tháng kể từ lần hành kinh cuối cùng thì bạn đã bước vào giai đoạn mãn kinh.

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

Theo các chuyên gia, tiền mãn kinh – mãn kinh là giai đoạn lão hóa xảy ra một cách tự nhiên trong cơ thể người phụ nữ. Nguyên nhân chính là do hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng suy giảm, dẫn đến bộ nội tiết trong cơ thể của người phụ nữ sản sinh bất ổn định, không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể.

Hệ thống nội tiết sinh dục của phụ nữ bắt đầu khởi động khi cô gái dậy thì, đánh dấu bằng kinh nguyệt. Bộ ba nội tiết tố: estrogen, progesterone và testosterone sản sinh ở buồng trứng và chịu sự điều hành của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng theo cơ chế phản hồi ngược.(2)

Tuy nhiên, từ 35 tuổi trở đi, đặc biệt là từ 40 tuổi buồng trứng bắt đầu suy giảm nên bộ ba nội tiết không còn tỷ lệ đúng và đủ như trước, gây mất cân bằng trong cơ thể. Biểu hiện bên trong là kinh không đều, giảm ham muốn, giao hợp đau, toàn thân thì đau nhức, mệt mỏi, bốc hỏa, mất ngủ, tính tình khó chịu.

Biểu hiện bên ngoài dễ thấy nhất là da khô, nhăn và xuất hiện những vết nám. Tình trạng toàn thân sẽ ngày càng nặng, sức khoẻ giảm sút, nhu cầu ân ái giảm đi hoặc không còn, da khô hơn, nhiều nếp nhăn, nám da hoặc đồi mồi trình diện trên gương mặt. 

Ngoài yếu tố lão hóa, hệ trục vàng bị suy thoái, hoạt động bất ổn định, thì cũng có nhiều trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt sớm do nhiều yếu tố khác như: di truyền, suy buồng trứng sớm, đã cắt bỏ tử cung hoặc toàn bộ buồng trứng, trải qua hóa trị và xạ trị trong quá trình điều trị ung thư, mắc một số chứng bệnh như rối loạn chuyển hóa, rối loạn hệ miễn dịch, hút thuốc lá nhiều năm (cả hút thuốc chủ động và bị động).

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có nguy hiểm không?

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh được xem là quá trình tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, trong những trường hợp rối loạn kinh nguyệt sớm, hoặc có những dấu hiệu bất thường thì nên thăm khám giúp phát hiện và điều trị một số bệnh lý tiềm ẩn như: u xơ tử cung, polyp nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang, viêm nội mạc tử cung, ung thư tử cung…

Nếu gặp những dấu hiệu sau đây, chị em cần thăm khám sớm:

  • Máu ra nhiều bất thường
  • Chảy máu khi quan hệ tình dục
  • Đau ở vùng bụng, xương chậu khi có kinh
  • Ra máu lấm tấm ở giữa kỳ kinh
  • Ngưng hành kinh liên tục trong 12 tháng nhưng ra máu trở lại

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh  sớm, kèm dấu hiệu bất thường có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm

Điều trị rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh được xem là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ. Những triệu chứng này thường tự hết và không cần phải điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp kéo dài và ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như cuộc sống hàng ngày thì nên thăm khám, điều trị giúp chị em trải qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng nhất.

1. Liệu pháp không sử dụng thuốc:

Trong trường hợp rối loạn kinh nguyệt mãn kinh dạng nhẹ thì có thể cải thiện mà không cần dùng thuốc bằng các biện pháp sau:

  • Điều chỉnh lối sống khoa học: Chị em xây dựng chế độ dinh dưỡng, làm việc, vận động và nghỉ ngơi hợp lý. Nên ăn uống cân đối các nhóm dưỡng chất, lưu ý bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, hạn chế đường, muối và chất béo. Bên cạnh đó cần sắp xếp công việc vừa sức, tích cực tập thể dục thể thao thường xuyên, 30 phút mỗi ngày giúp chị em đẩy lùi chứng rối loạn kinh nguyệt.
  • Giữ tâm lý thật thoải mái: Căng thẳng, stress cũng là yếu tố góp phần gây chứng rối loạn kinh nguyệt thời kỳ tiền mãn kinh. Do vậy, chị em cố gắng giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, và luôn hướng đến những điều tích cực. Nghe nhạc, đọc sách, thiền hoặc trò chuyện nhiều hơn với bạn bè để thư giãn đầu óc.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích: Việc sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích sẽ ảnh hưởng đến nội tiết tố trong cơ thể, gây rối loạn kinh nguyệt và nhiều hệ lụy sức khỏe khác nữa. Vì vậy, chị nên từ bỏ thói quen xấu này để có sức khỏe tốt nhất cho bản thân.

2. Liệu pháp sử dụng thuốc:

Trong trường hợp chị em đã sử dụng các liệu pháp trên mà vẫn không cải thiện, các triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh trở nên nghiêm trọng, lúc này bác sĩ sẽ cân nhắc cho bệnh nhân sử dụng thuốc. Thông thường, sẽ có một số loại hormone thay thế (bổ sung estrogen và progesterone), hoặc điều trị nội tiết bao gồm điều trị estrogen toàn thân hoặc khu trú, liệu pháp nội tiết estrogen và progesterone…).

Lưu ý, khi sử dụng các loại thuốc này phải theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng, nhằm tránh những rủi ro xảy đến cho sức khỏe. Một vài nghiên cứu cho thấy nếu lạm dụng hoặc bổ sung không đúng, chị em có nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú…

Sử dụng tinh chất thiên nhiên giúp điều hòa kinh nguyệt hiệu quả

Theo PGS.TS.BS Lưu Thị Hồng, hơn 90% phụ nữ tuổi trung niên gặp rối loạn kinh nguyệt dẫn đến hàng loạt các rối loạn về sức khỏe, sắc đẹp, cũng như tâm sinh lý. Nguyên nhân là theo thời gian, hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng suy yếu, bộ 3 nội tiết tố nữ là estrogen, progesterone và testosterone bất ổn khiến trứng không trưởng thành và rời khỏi buồng trứng, dẫn tới kinh nguyệt không xuất hiện mặc dù estrogen vẫn được sản xuất, nhưng cơ thể không đủ progesterone để cân bằng ảnh hưởng của estrogen; hoặc cả progesterone và estrogen đều giảm thấp… Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Các nghiên cứu gần đây trên thế giới đã khẳng định, rối loạn kinh nguyệt thời kỳ tiền mãn kinh là tất yếu, nhưng hoàn toàn có thể can thiệp nhằm ngăn chặn tình trạng này đến sớm và giảm nhẹ các hệ lụy.

Chọn lọc từ các giải pháp thiên nhiên chuyên biệt cho phụ nữ, các nhà khoa học đã phát hiện ra thảo dược quý Lepidium Meyenii  và P. Leucotomos giúp bộ 3 nội tiết tố nữ được sản xuất nhịp nhàng, đúng và đủ với nhu cầu cơ thể, hỗ trợ nâng cao sức khỏe, sắc đẹp và đời sống sinh lý, làm chậm và cải thiện rối loạn kinh nguyệt, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh cho phụ nữ.

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

Angela Gold chứa tinh chất thiên nhiên giúp cân chỉnh nội tiết tố theo đúng và đủ nhu cầu của cơ thể, nhờ đó có thể điều hòa kinh nguyệt, giúp chị em tươi tắn, khí sắc rạng ngời

Bằng ứng dụng sinh học phân tử và kỹ thuật tiên tiến bậc nhất, các nhà khoa học Mỹ đã cho ra đời sản phẩm Angela Gold chứa bộ đôi tinh chất thiên nhiên là Lepidium Meyenii  và P. Leucotomos có tác dụng chăm sóc hệ trục vàng não bộ – tuyến yên – buồng trứng hoạt động nhịp nhàng.

Khi hệ trục vàng hoạt động ổn định sẽ thiết lập sự cân bằng nội sinh có lợi cho bộ ba nội tiết tố nữ là estrogen, progesterone và testosterone. Nhờ đó sẽ cải thiện các triệu chứng khó chịu thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh: rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn, khô âm đạo, bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, cáu gắt, trầm cảm. 

Tiền mãn kinh được xem là giai đoạn “sóng gió” của người phụ nữ với nhiều thay đổi của về sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ. Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là một trong những dấu hiệu thấy rõ của quá trình này.

Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học, chị em có thể nắm rõ và chủ động phòng ngừa từ sớm bằng cách tác động tận gốc rễ vào hệ trục vàng. Từ đó, cơ thể cân chỉnh nội tiết tố theo đúng và đủ nhu cầu của cơ thể, giúp chị em đi qua giai đoạn tiền mãn kinh một cách nhẹ nhàng và thoải mái nhất.

Bên cạnh sử dụng tinh chất thiên nhiên, chị em cần xây dựng lối sống lành mạnh, cân đối giữa công việc và nghỉ ngơi, cũng như chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học. Nên tăng cường chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, hạn chế thức ăn nhiều đường, mỡ, muối để tránh nguy cơ thừa cân, béo phì.

Ngoài ra, phụ nữ bước vào giai đoạn này rất dễ bị rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh, vì vậy cần theo dõi sức khỏe kỹ càng hơn, chị em cần thăm khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng/lần giúp tầm soát, phát hiện và điều trị các bệnh lý (nếu có) kịp thời và hiệu quả. 

 

Đánh giá bài viết
13-02-2023