Đau nhức, mệt mỏi tiền mãn kinh làm thế nào khắc phục?
Mệt mỏi triền miên trong suốt giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh (từ khoảng 35-60 tuổi) là một triệu chứng không xa lạ. Có đến 80% phụ nữ quanh độ tuổi này thường xuyên cảm thấy mệt mỏi kể cả khi không phải làm việc vất vả. Có cách nào để phụ nữ trung niên khôi phục năng lượng và hứng khởi sống vui tươi, yêu đời?
Đau nhức, mệt mỏi tiền mãn kinh – mãn kinh thường do đâu?
Giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh ở phụ nữ được xem là dấu mốc lớn về sự thay đổi trong cơ thể của người phụ nữ cả về sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ.
Nguyên nhân là hoạt động của hệ trục vàng Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng hoạt động suy giảm, gây ra tình trạng xáo trộn bộ ba nội tiết tố trong cơ thể gồm estrogen, progesterone và testosterone.
Ở giai đoạn này, chị em thường phải đối diện với các triệu chứng khó chịu như: mệt mỏi, đau nhức xương khớp, da khô sạm, rối loạn kinh nguyệt, bốc hỏa, khô âm đạo, giảm ham muốn, tính tình thay đổi, có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như: tim mạch, tiểu đường…
Sở dĩ khi nội tiết tố trong cơ thể suy giảm, chị em sẽ phải đối mặt với nhiều bất ổn, trong đó có triệu chứng đau nhức là do estrogen và testosterone là hai nội tiết tố đóng vai trò quan trọng đối với quá trình tái tạo và tăng trưởng xương và cơ.
Cụ thể, estrogen tác động đến các tế bào tạo xương và tế bào hủy xương để ức chế sự phân hủy xương trong quá trình tái cấu trúc mô xương. Vào giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh, estrogen bị suy giảm, dẫn đến hệ lụy là mật độ xương cũng suy giảm nhanh chóng (đặc biệt 5 năm đầu sau khi mãn kinh).
Ngoài ra, testosterone kích thích sự tăng trưởng của cơ và tác động tích cực đến quá trình tái tạo xương. Do đó, khi mật độ xương giảm sẽ gây ra hiện tượng đau nhức, tê bì chân tay, mỏi gối, đau vai, xương giòn yếu dễ bị gãy…
Tình trạng này nếu không có biện pháp cải thiện sẽ gây ra bệnh loãng xương. Bên cạnh đó một số yếu tố làm tăng thêm sự mệt mỏi ở chị em tuổi trung niên như:
- Dị ứng
- Uống quá nhiều rượu và cafein
- Ăn kiêng
- Lối sống ít vận động
- Chán nản về công việc và cuộc sống
Đau nhức, mệt mỏi là triệu chứng phổ biến của phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh
Các triệu chứng đau nhức, mệt mỏi tiền mãn kinh
Đau nhức, mệt mỏi ở giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh thường có những triệu chứng sau đây:
1. Đau nhức thông thường
Trong giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh, đa số phụ nữ thường có cảm giác đau nhức xương khớp toàn thân mà không xác định vị trí cụ thể. Các cơn đau chưa có biểu hiện cụ thể, chỉ là hiện tượng nhức mỏi, xảy ra không liên tục và ít đau đớn.
2. Đau nhức cột sống do loãng xương
Ở giai đoạn tuổi trẻ 25-30 tuổi, mật độ xương ở đỉnh cao, xương chắc khỏe, tuy nhiên phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh (sau tuổi 40), mật độ xương bắt đầu suy giảm khoảng 1,8-2,5% mỗi năm, gây ra tình trạng đau nhức, mệt mỏi, và có nguy cơ bị loãng xương rất cao, đặc biệt là nguy cơ gãy xương, lún xẹp đốt xương sống ngày càng tăng cao.
3. Đau tức ngực
Nội tiết tố không chỉ quy định đặc tính của phái đẹp mà còn tác động vào những bộ phận khác của cơ thể, trong đó giúp bảo vệ tim mạch. Estrogen không chỉ giúp điều hòa vận chuyển ion canxi vào tế bào, mà còn giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch bằng cách chống lại quá trình oxy hóa và điều hòa cholesterol xấu.
Ngoài ra, nội tiết tố này còn giúp ngăn ngừa tạo cục máu đông, giảm căng thẳng cho cơ trơn thành mạch, giúp giãn mạch và tăng lưu lượng động mạch vành. Nhờ đó, phòng ngừa hiện tượng cao huyết áp, và các bệnh tim mạch.
Do vậy, việc sụt giảm estrogen giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh chính là yếu tố ảnh hưởng đến các mạch máu là nguyên nhân gây đau tức ngực, liên quan đến các bệnh tim mạch, bao gồm xơ vữa, bệnh mạch vành, huyết khối, tăng huyết áp…
4. Đau khớp do thoái hóa khớp
Một trong những triệu chứng đau nhức phổ biến mà chị em tiền mãn kinh – mãn kinh thường hay phải đối mặt là hiện tượng đau nhức xương khớp khi cử động. Đau nhức khớp ngón tay, ngón chân, khớp cột sống, khớp gối. Đau nhức khớp do thoái hóa khớp thường có biểu hiện sưng đau, và có khi bị tràn dịch khớp gối.
Một số ảnh hưởng khác đến sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh
Do sự xáo trộn, hoạt động bất ổn định của bộ ba nội tiết tố nữ là estrogen, progesterone và testosterone không chỉ ảnh hưởng đến hệ cơ xương, gây đau nhức, mệt mỏi, mà chị em này phải đối mắt với nhiều vấn đề sức khỏe, sắc đẹp cũng như sinh lý, tinh thần.
- Da khô sạm, thiếu đàn hồi, xuất hiện nếp nhăn.
- Tóc khô xơ, gãy rụng, chẻ ngọn.
- Vóc dáng kém thon thả, vòng 1 kém săn chắc, thân hình mất cân đối, mỡ tập trung nhiều ở vòng eo, đùi và mông, tăng cân mất kiểm soát.
- Tính tình thay đổi thất thường, dễ cáu giận vô cớ.
- Khô âm đạo, giảm ham muốn, đau rát khi quan hệ, khó đạt được khoái cảm
- Rối loạn kinh nguyệt, dễ viêm nhiễm phụ khoa
- Có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, loãng xương, ung thư vú…
Tăng cân không kiểm soát là dấu hiệu thường gặp ở chị em tuổi trung niên
Cách cải thiện chứng nhức mỏi tiền mãn kinh?
Để cải thiện chứng nhức mỏi tiền mãn kinh, chị em cần thăm khám sức khỏe định kỳ, có chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học… giúp tầm soát, chăm sóc và bảo vệ xương chắc khỏe mỗi ngày.
- Khám sức khỏe định kỳ: Giai đoạn này cơ thể có nhiều thay đổi theo chiều hướng xấu vì vậy, chị em cần thăm khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng/lần. Việc thăm khám định kỳ giúp tầm soát, phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Trong một số trường hợp đau nhức, mệt mỏi có chiều hướng kéo dài, bác sĩ sẽ cho lời khuyên như thay đổi lối sống, sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe hoặc thuốc điều trị (bổ sung canxi, hoặc sử dụng liệu pháp estrogen thay thế… ) giúp cải thiện sức khỏe xương khớp. Lưu ý, việc sử dụng thuốc phải tuân theo chỉ định và liều dùng của bác sĩ.
- Bổ sung canxi: Đây là nguồn dưỡng chất rất quan trọng đối với phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh giúp xương chắc khỏe. Canxi có mặt trong việc tái tạo xương, răng và đồng thời tham gia vào quá trình đông máu, co cơ, dẫn truyền thần kinh… 99% canxi phân bổ ở xương và răng, 1% còn lại là ở dịch ngoài tế bào. Khi cơ thể thiếu canxi sẽ chuyển từ xương vào máu giúp duy trì hằng định trong máu sẽ dẫn đến loãng xương, gây nhức mỏi xương. Theo nghiên cứu, mỗi ngày phụ nữ tiền mãn kinh cần 1.000-1.500 mg. Tuy nhiên, nếu bổ sung canxi liều cao dài ngày sẽ gây lắng đọng canxi ở thận gây sỏi ở thận, mật, tụy…
Cách tốt nhất để bổ sung canxi là chú trọng vào bữa ăn hàng ngày, nên tăng cường thức ăn giàu canxi trong thực đơn ăn uống như: sữa, các chế phẩm từ sữa, cua, tôm, các loại đậu, bông cải xanh… Trong trường hợp chế độ ăn không cải thiện được lượng canxi trong cơ thể thì mới dùng đến các loại thuốc.
- Có chế độ dinh dưỡng khoa học: Một chế độ ăn uống khoa học, cân đối đầy đủ các nhóm dưỡng chất thiết yếu bao gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Nên tăng cường nhiều rau xanh, trái cây tươi, hạn chế đường, muối, chất béo và cần uống nước đủ mỗi ngày (2-2,5 lít nước/ngày). Hạn chế sử dụng rượu bia.
- Duy trì chế độ luyện tập thể thao: Nghiên cứu được công bố trên chuyên san Journal of Bone and Mineral Research, tập thể dục thường xuyên có lợi cho sức khỏe xương khớp đối với nhóm phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh. Những bộ môn thể thao phù hợp như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga… nên duy trì 30 phút mỗi ngày, 5 lần mỗi tuần. Một nghiên cứu khác cũng cho biết việc tập thể dục thường xuyên có thể giúp cải thiện các triệu chứng trong giai đoạn mãn kinh như bốc hỏa, đau mãn tính, giảm khí sắc và tăng chất lượng cuộc sống. Các chuyên gia khuyến khích chị em nên tham gia hoạt động ngoài trời giúp cơ thể hấp thu lượng vitamin D cần thiết cho thể, từ đó giúp cơ thể tổng hợp lượng canxi tốt hơn, cải thiện chứng loãng xương, nhức mỏi mà chị em gặp phải.
Sử dụng tinh chất thiên nhiên giúp cơ thể cân chỉnh nội tiết tố, cải thiện chứng nhức mỏi từ gốc
Theo PGS.TS.BS Lưu Thị Hồng, Thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh xảy ra với tất cả chị em phụ nữ. Tuy nhiên độ tuổi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu của tiền mãn kinh – mãn kinh không giống nhau tùy từng chị em.
Theo thống kê, độ tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ là khi bước sang tuổi 52. Trước đó, từ tuổi 35 trở đi, chị em đã bắt đầu có một số triệu chứng của tuổi tiền mãn kinh, các rối loạn về thể chất, tâm lý như: nguy cơ loãng xương, rối loạn tim mạch, giảm ham muốn tình dục, khô âm đạo, dễ bị kích thích tâm lý nên dễ nóng giận, chán nản, thiếu tập trung trong công việc, nóng bừng mặt, đổ mồ hôi nhất là vào ban đêm, mất ngủ, chóng mặt, nhức đầu, hồi hộp, lo âu…
Các triệu chứng tiền mãn kinh có thể kéo dài đến 10 – 15 năm. Nhưng chủ yếu là do sự suy giảm của hoạt động Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng khiến bộ 3 nội tiết tố quan trọng là estrogen, progesterone và testosterone bị xáo trộn.
Các triệu chứng tiền mãn kinh có thể kéo dài 10-15 năm. Phương pháp cải thiện nói chung vẫn là chú ý chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp, đồng thời tăng cường vận động thể thao và đặc biệt là cần tìm giải pháp tận gốc giúp tăng cường hoạt động của hệ trục và ổn định bộ 3 nội tiết tốt.
Angela Gold với tinh chất từ thiên nhiên Lepidium Meyenii và P.Leucotomos giúp điều chỉnh nội tiết tố theo đúng và đủ nhu cầu của cơ thể, giúp cải thiện những triệu chứng khó chịu của phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh
Tinh chất Lepidium Meyenii và P.Leucotomos có trong Angela Gold do các nhà khoa học Mỹ phát hiện, được chứng minh khả năng chăm sóc tốt hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng.
Khi hệ trục được chăm sóc tốt, bộ 3 nội tiết tố nữ sẽ ổn định, cấu trúc nền không bị hư hại, sức khỏe, sắc đẹp và đời sống sinh lý của chị em được duy trì tốt. Như vậy, phụ nữ sẽ đón nhận tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh nhẹ nhàng, thoải mái, vui vẻ hơn.
Thực tế cho thấy, ở một số trường hợp chị em biết cách chăm sóc sức khỏe sinh lý từ sớm, các triệu chứng này có thể chỉ diễn ra nhẹ nhàng, không làm ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng cuộc sống của chị em độ tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh.
Đau nhức, mệt mỏi tiền mãn kinh là một trong những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của người phụ nữ. Do vậy, bên cạnh điều chỉnh lối sống tích cực, nên có chế độ làm việc, ngủ nghỉ, ăn uống và vận động khoa học, thì nên chủ động sử dụng các tinh chất thiên nhiên có thể tác động vào hệ trục, giải quyết từ gốc an toàn và hiệu quả.