Trễ kinh làm sao để có lại? 5 cách cải thiện hiệu quả cho chị em phụ nữ
Chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi về mặt sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể phụ nữ dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục. Tuy nhiên, không ít chị em bị trễ kinh, hoang mang lo lắng không biết nguyên nhân do đâu và trễ kinh làm sao để có lại?. Cùng chuyên gia tìm hiểu nguyên nhân và các cải thiện hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé.
Một số nguyên nhân phổ biến gây trễ kinh
Thông thường, nếu quá 35 ngày tính từ ngày hành kinh vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại được gọi là chậm kinh. Chậm kinh là một biểu hiện bất thường của chu kỳ kinh nguyệt. Mặt khác, nếu chị em lỡ mất ít nhất ba kỳ kinh nguyệt liên tiếp thì được xem là vô kinh. Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân gây trễ kinh, cụ thể:
1. Mang thai
Trễ kinh, mất kinh là một trong những dấu hiệu rõ ràng và dễ nhận thấy nhất. Do đó, nếu chị em có quan hệ tình dục nhưng không sử dụng biện pháp tránh thai mà bị chậm kinh từ một tuần đến 10 ngày thì đây rất có thể là dấu hiệu mang thai, bạn có thể mua que thử thai để thử nhé!
2. Stress, căng thẳng kéo dài
Stress, căng thẳng kéo dài từ công việc, cuộc sống là nguyên nhân làm sản sinh ra hormone adrenaline và cortisol – 2 loại hormone này ức chế quá trình sản xuất nội tiết tố estrogen là nguyên nhân gây ra tình trạng trễ kinh.
Trễ kinh làm sao để có lại? Là thắc mắc của nhiều chị em mắc phải tình trạng trễ kinh, chậm kinh
3. Lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp
Thuốc tránh thai có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng, chính điều này làm phá vỡ đi sự cân bằng của các nội tiết tố trong cơ thể và gay ra tình trạng trễ kinh.
4. Rối loạn nội tiết tố
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ do hệ trục vàng “Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng” quyết định. Ở tuổi dậy thì, hệ trục vàng hoạt động nhịp nhàng, vừa chỉ huy, vừa sản xuất bộ 3 nội tiết tố quan trọng là Estrogen, Progesterone và Testosterone nhằm đáp ứng tất cả các nhu cầu của hoạt động sống trong cơ thể người phụ nữ, trong đó có điều hòa chu kỳ kinh nguyệt đều đặn mỗi tháng.
Tuy nhiên, từ sau 30 tuổi, dưới tác động của quá trình lão hóa cùng nhiều yếu tố khác từ môi trường, hoạt động của hệ trục “Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng” dần suy yếu dẫn đến mất cân bằng của hệ nội tiết và dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, trong đó có hiện tượng trễ kinh.(1)
5. Mắc bệnh phụ khoa
Một số bệnh phụ khoa cũng là nguyên do khiến chị em bị chậm kinh, chẳng hạn như u xơ tử cung, viêm lộ tuyến tử cung, suy buồng trứng, viêm buồng trứng, buồng trứng đa nang,…
Tình trạng trễ kinh có nguy hiểm không?
Trễ kinh kéo dài tác động tiêu cực đến cuộc sống, sinh hoạt và đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em phụ nữ, cụ thể:
1. Ảnh hưởng đến tâm lý
Trễ kinh khiến các chị em lo lắng. Điều này ảnh hưởng lớn đến tâm lý và vô tình khiến cho tình trạng mất kinh kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng
Mất kinh kéo dài ảnh hưởng đến tâm lý, khiến chị em mất đi vẻ tự tin và sự hấp dẫn, từ đó họ ngại gần gũi, khiến cho tình cảm vợ chồng nguội lạnh và dễ tan vỡ.
3. Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Nếu nguyên nhân trễ kinh do rối loạn nội tiết tố hoặc các bệnh lý như hội chứng buồng trứng đa nang, rối loạn tuyến giáp và một số bệnh lý phụ khoa khác…. nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và dẫn đến vô sinh thứ phát.
Trễ kinh kéo dài có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc đôi lứa và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nữ giới
Trễ kinh làm sao để có lại?
Trễ kinh làm sao để có lại? Câu trả lời còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Để xác định chính xác căn nguyên gây ra tình trạng trễ kinh, chị em cần chủ động đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, xét nghiệm và chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó, có phác đồ điều trị hiệu quả.
Trường hợp nếu chị em bị trễ kinh do mang thai, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé tốt nhất. Nếu chị em bị chậm kinh do căng thẳng, stress kéo dài chỉ cần giảm bớt công việc, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, luyện tập thể dục thể thao đều đặn, giữ tinh thần luôn thoải mái, kinh nguyệt sẽ trở lại.
Trường hợp trễ kinh do tác dụng phụ của thuốc tránh thai, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn biện pháp tránh thai an toàn hơn và giúp ổn định lại chu kỳ kinh nguyệt. Nếu trễ kinh do các bệnh lý phụ khoa, chị em cần điều trị sớm, đúng phác đồ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và đặc biệt là sức khỏe sinh sản của mình.
Thông thường, tùy vào từng loại bệnh cũng như tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, cụ thể:
- Điều trị nội khoa: Bác sĩ cân nhắc chỉ định các loại thuốc đặc trị, thuốc kháng sinh để tiêu diệt mầm bệnh, tăng cường sức đề kháng cũng như thúc đẩy sự tuần hoàn máu, giúp tình trạng bệnh cải thiện nhanh chóng.
- Điều trị ngoại khoa: Một số bệnh lý phụ khoa gây trễ kinh ở giai đoạn nặng, việc dùng thuốc không còn hiệu quả, các bác sĩ sẽ cân nhắc can thiệp điều trị ngoại khoa (phẫu thuật).
Điều hòa nội tiết tố bằng các tinh chất thiên nhiên
Có rất nhiều trường hợp trễ kinh, mất kinh do loạn nội tiết tố trong cơ thể. Các chuyên gia khuyến nghị cần tìm giải pháp khoa học thúc đẩy hoạt động của hệ trục vàng “Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng” từ đó, cân chỉnh bộ 3 nội tiết tố Estrogen, Progesterone và Testosterone theo đúng và đủ nhu cầu cơ thể.
Với sự kết hợp giữa nhiều tinh chất quý từ thiên nhiên, Angela Gold là sản phẩm được các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu. Sản phẩm có thành phần 100% từ thiên nhiên, đã được kiểm chứng khoa học về công dụng và độ an toàn cho sức khỏe khi sử dụng lâu dài. Trong đó, nổi bật là sự kết hợp của bộ đôi tinh chất quý Lepidium Meyenii và P. Leucotomos.
Trong đó Lepidium Meyenii là loại thảo dược sinh trưởng ở độ cao hơn 4.000 mét trên dãy núi Andes (Nam Mỹ) vô cùng quý giá. Các dưỡng chất quý của loại thảo dược này tập trung nhiều ở củ, rễ, bao gồm hàng chục Amino Acid, nhóm Glucosinat, nhóm Alkaloid, nhóm axit béo và chất xơ… rất tốt cho sức khỏe phụ nữ.
Theo các nghiên cứu khoa học tại Mỹ và Úc cho thấy, các hoạt chất có trong Lepidium Meyenii, đặc biệt là các Sterols quý, có khả năng tăng cường hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng.
Nhờ đó, giúp điều hòa kinh nguyệt, tăng ham muốn, giảm khô hạn, làm chậm mãn kinh, chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ. Đồng thời, hỗ trợ cải thiện các bệnh lý tim mạch, đau nhức xương khớp, hỗ trợ giảm cholesterol và ổn định huyết áp.
Trễ kinh làm sao để có lại? Là thắc mắc của nhiều chị em, tuy nhiên, để tìm ra giải pháp hiệu quả và an toàn giúp điều hòa kinh nguyệt, chị em cần thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.