Nội tiết tố nữ bị rối loạn không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản mà gây ra nhiều nguy cơ sức khỏe. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ nên thăm khám và xét nghiệm nội tiết định kỳ để đánh giá tình trạng và sớm phát hiện các vấn đề nếu có.
1. Xét nghiệm nội tiết tố nữ là gì?
Xét nghiệm nội tiết tố là việc thực hiện các xét nghiệm nhỏ nhằm mục đích đánh giá, theo dõi tình trạng hoạt động chức năng sinh lý, đời sống sinh dục và khả năng sinh sản (cụ thể như hoạt động và khả năng dự trữ noãn của nang trứng). Dựa trên kết quả kiểm tra, bác sĩ có thể phát hiện các rối loạn trong nội tiết, xác định chức năng sinh sản/nguy cơ vô sinh để tìm hướng điều trị phù hợp.
Xét nghiệm nội tiết tố là việc làm cần được thực hiện định kỳ đối với phụ nữ
2. Ý nghĩa của xét nghiệm nội tiết tố nữ
Nội tiết tố nữ bao gồm GnRH, FSH, LH, Estrogen, Progesterone, Testosterone… Trong đó, bộ 3 nội tiết tố Estrogen, Progesterone và Testosterone là “chìa khóa vàng” quyết định toàn diện đến sức khỏe, sắc đẹp, đời sống sinh lý lẫn khả năng sinh sản của phụ nữ. Việc rối loạn bất kỳ loại nội tiết tố nào, đặc biệt Estrogen, Progesterone và Testosterone đều ảnh hưởng tiêu cực đến phái đẹp.
Do đó, các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ nên xét nghiệm nội tiết tố định kỳ, ít nhất 2 lần/năm. Lúc này, bác sĩ sẽ biết được các nội tiết tố của bạn có đang ổn định hay không để có phương hướng khắc phục kịp thời.
3. Xét nghiệm nội tiết tố nữ bao gồm những gì?
Xét nghiệm nội tiết tố nữ bao gồm 7 xét nghiệm nhỏ, cụ thể là chỉ số: Estrogen, Testosterone, Prolactin, FSH, LH, AMH, Progesterone.
Xét nghiệm Estrogen
Estrogen là hormone sinh dục quan trọng ở nữ giới, thường được sản xuất tại buồng trứng. Estrogen có 3 dạng là Estrone (E1), Estradiol (E2), Estriol (E3), trong đó Estradiol (E2) là dạng phổ biến nhất. Nồng độ Estrogen được cho là bình thường nếu nằm trong khoảng từ 70 – 220 pmol/L hoặc 20 – 60 pg/mL. Nồng độ Estrogen quá cao sẽ gây rối loạn kinh nguyệt, thay đổi cảm xúc, rụng tóc, tăng nguy cơ ung thư vú…
Xét nghiệm Progesterone
Progesterone giữ vai trò quan trọng với chức năng sinh sản ở phụ nữ bởi có khả năng kích thích sự phát triển của tuyến vú và niêm mạc tử cung. Đặc biệt, với thai phụ, nồng độ Progesterone nên được duy trì ở mức cao nhằm đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, đối với phụ nữ bình thường, nồng độ Progesterone chỉ nên giữ ở mức khoảng từ 5 – 20 ng/mL. Nồng độ Progesterone vượt quá mức có thể dẫn đến nguy cơ trầm cảm, suy nhược cơ thể, tức ngực, giảm ham muốn…
Xét nghiệm Testosterone
Ở nữ giới, chỉ định xét nghiệm Testosterone dùng để chẩn đoán, phát hiện các triệu chứng mức Testosterone cao như: rậm lông trên cơ thể và khuôn mặt, giọng nói trầm hơn, rối loạn kinh nguyệt, mụn trứng cá nổi nhiều… Nồng độ Testosterone ở ngưỡng bình thường là từ 15 – 70 mg/dL. Nếu chỉ số Testosterone quá cao rất có thể bạn bị đa nang buồng trứng hoặc một số dạng u hiếm gặp khác.
Xét nghiệm Prolactin
Nồng độ Prolactin thường tăng cao ở phụ nữ đang cho con bú. Đây là hormone được tiết ra từ tuyến yên có khả năng ngăn cản sự rụng trứng bằng cách ức chế hormone sinh sản. Nồng độ trung bình của Prolactin là từ 127 – 637 μU/mL. Nếu nồng độ Prolactin vượt ngưỡng an toàn ở phụ nữ có thể gây vô sinh.
Các xét nghiệm Prolactin sẽ giúp đánh giá được tình trạng sinh lý của phụ nữ
Xét nghiệm FSH
Hormone FSH giữ vai trò kích thích sự phát triển của noãn bào và quá trình tiết Estrogen. Do đó, xét nghiệm FSH giúp nhận biết được khả năng dự trữ và kích thích sản xuất trứng. Nồng độ FSH bình thường có chỉ số từ 1,4 – 9,6 IU/L. Chỉ số FSH quá cao dự báo khả năng suy giảm buồng trứng, dễ mắc một số bệnh lý về hệ sinh dục như hội chứng buồng trứng đa nang, vô kinh nguyên phát…
Xét nghiệm LH
LH là hormone được tiết ra từ thùy trước của tuyến yên có vai trò kích thích các chức năng sản sinh Estradiol tại buồng trứng. Xét nghiệm LH cho ra kết quả bình thường nếu nồng độ LH nằm trong khoảng từ 0,8 – 26 IU/L. Nếu nồng độ LH vượt mức bình thường sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt, gia tăng nguy cơ mắc bệnh đa nang buồng trứng.
Xét nghiệm AMH
Hiện nay, chỉ số AMH là chỉ số có giá trị cao và chính xác nhất trong việc chẩn đoán cũng như điều trị hiếm muộn. Nồng độ AMH bình thường dao động từ 2 – 6,8 ng/ml. Trong trường hợp AMH đo được quá thấp cho thấy cơ thể đáp ứng kém khi làm thụ tinh ống nghiệm. Ngược lại, AMH quá cao phụ nữ có thể mắc chứng quá kích buồng trứng và gây vô sinh.
4. Khi nào phụ nữ cần xét nghiệm nội tiết tố?
Hầu hết các bác sĩ đều khuyến cáo phụ nữ nên đi xét nghiệm nội tiết tố định kỳ khoảng 1-2 lần/năm. Tuy nhiên, một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định cần làm xét nghiệm nội tiết tố ngay như:
Rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ kinh ra không đều (hoặc rất ít, hoặc rất nhiều).
Người không có kinh (vô kinh nguyên phát) hoặc bị mất kinh trên 3 tháng (vô kinh thứ phát).
Chảy máu âm đạo bất thường sau mãn kinh.
Phụ nữ trên 35 tuổi.
Các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đa nang buồng trứng.
Người chuẩn bị thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh ống nghiệm.
Chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện bất thường là tín hiệu cho thấy nội tiết tố có vấn đề cần phải thực hiện xét nghiệm nhanh chóng
5. Nên xét nghiệm nội tiết tố vào thời gian nào, có cần nhịn ăn không?
Nồng độ của các nội tiết tố nữ thay đổi khác nhau theo chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, để đạt kết quả chính xác nhất, việc xét nghiệm cần được thực hiện theo những thời gian khác nhau:
Thực hiện xét nghiệm chỉ số FSH, LH, Estrogen vào ngày thứ 2 – 4 của chu kỳ kinh.
Thực hiện xét nghiệm chỉ số Progesterone vào ngày thứ 21 – 22 của chu kỳ kinh.
Xét nghiệm chỉ số Prolactin, Testosterone và AMH có thể thực hiện ở bất kỳ ngày nào tùy thuộc mục đích xét nghiệm.
Thông thường, đối với xét nghiệm nội tiết tố, bạn không cần phải nhịn ăn hay nhịn uống như các xét nghiệm máu khác. Tuy nhiên trước khi làm xét nghiệm, bạn nên nói cho bác sĩ biết về các loại thuốc hoặc sản phẩm bạn đang dùng để tránh làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
6. Xét nghiệm nội tiết tố bao nhiêu tiền và ở đâu?
Hầu hết tại các khoa nội tiết ở bệnh viện đều có thực hiện xét nghiệm nội tiết tố. Chi phí tại mỗi bệnh viện và mức giá cho mỗi loại xét nghiệm là khác nhau, trung bình từ 100.000 – 200.000đ/xét nghiệm, riêng kiểm tra AMH thường có giá đắt hơn.
Các chị em nên lựa chọn các bệnh viện lớn, uy tín để xét nghiệm nội tiết tố như Bệnh viện Nội tiết Trung Ương, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Y dược TP.HCM, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh …
7. Cách cân bằng nội tiết tố nữ tự nhiên
Khi cơ thể bị mất cân bằng nội tiết tố sẽ dẫn đến nhiều vấn đề đối với phụ nữ như: suy giảm sức khỏe, lão hóa sớm, vô sinh, hiếm muộn, lãnh cảm tình dục, thậm chí mắc một số bệnh lý khác như đa nang buồng trứng, ung thư tử cung… Trong khi đó, hoạt động của Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng giữ vai trò chỉ huy, điều hòa việc sản xuất các nội tiết tố chính cho cơ thể phụ nữ. Do đó, để giữ vững chỉ số nội tiết tố ở ngưỡng bình thường an toàn, chị em cần có giải pháp chăm sóc hệ trục “vàng” Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng từ bên trong.
Hiện nay, việc cân chỉnh nội tiết tố bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên được chuyên gia khuyến nghị. Qua các nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra tinh chất thiên nhiên Lepidium Meyenii có trong Angela Gold hỗ trọ tăng cường hoạt động của hệ trục trung ương Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng. Nhờ đó, bộ 3 nội tiết tố nữ (Estrogen, Progesterone, Testosterone) sẽ được cân chỉnh phù hợp với nhu cầu tự nhiên của cơ thể.
Chuyên gia Đinh Thị Hiền Lê chia sẻ: “Các nghiên cứu khoa học tại Mỹ và Úc cho thấy, các hoạt chất có trong Lepidium Meyenii, đặc biệt là các sterols quý, có tác dụng hỗ trợ tăng cường hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng, khi đó bộ 3 nội tiết tố quan trọng là Estrogen, Progesterone và Testosterone được cải thiện, duy trì ổn định theo đúng và đủ nhu cầu cơ thể, giúp phụ nữ tăng cường sức khỏe, duy trì sắc đẹp và đời sống sinh lý viên mãn.”
Angela Gold được hàng triệu phụ nữ tin dùng nhờ tinh chất Lepidium Meyenii giúp cân chỉnh nội tiết tố nội sinh theo đúng nhu cầu của cơ thể
Sự mất cân bằng nội tiết tố ảnh hưởng rất nhiều đến cả sắc đẹp, sức khỏe và sinh lý nữ. Do đó, chị em cần thực hiện xét nghiệm nội tiết tố định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Nhờ đó, các vấn đề liên quan đến rối loạn nội tiết tố sẽ được phát hiện kịp thời và có cách khắc phục hiệu quả.