
Bệnh trầm cảm ở phụ nữ có hết hẳn không?
Phần lớn mọi người đều cho rằng các bệnh lý liên quan đến tâm thần kinh như trầm cảm thường rất khó chữa khỏi và hết hẳn. Sự thật, bệnh trầm cảm có chữa được hay không? Có hết hẳn hay không? không nằm trong tay chuyên gia cải thiện mà phụ thuộc vào ý thức của người bệnh cũng như sự hỗ trợ từ những người thân trong gia đình.
1. Không thể chữa khỏi bệnh trầm cảm nếu tự ý ngưng thuốc
Khoảng 5 tháng gần đây, chị T.A.T. 52 tuổi (TP. HCM) thường cảm thấy chán nản, buồn phiền, mất ngủ, không còn hứng thú làm việc, không thiết tha gì đến việc chăm sóc gia đình và bản thân.
Nhận thấy tình hình có vẻ không ổn, gia đình khuyến khích chị T. đi khám thì được chuyên gia kết luận chị bị trầm cảm trong giai đoạn mãn kinh và cần phải cải thiện. Sau 12 tuần, chuyên gia cho biết triệu chứng trầm cảm của chị đã hết nhưng vẫn tiếp tục kê thuốc kéo dài tới 20 tuần. Vì chủ quan cho là bệnh trầm cảm của mình đã được chữa khỏi hẳn, chị T. quyết định ngưng dùng thuốc. Tuy nhiên sau đó 2 tháng chị lại có những triệu chứng của bệnh.
Khoảng 65% bệnh nhân được chữa khỏi bệnh trầm cảm nếu tuân thủ liệu trình hỗ trợ cải thiện của chuyên gia
Theo khuyến cáo cải thiện bệnh lý trầm cảm, trầm cảm là tình trạng thay đổi sinh hóa học kéo dài ở não. Vì thế cần phải duy trì uống thuốc hỗ trợ cải thiện trầm cảm lâu ngày, ngay cả khi triệu chứng bệnh đã giảm. Thông thường, khoảng 2-3 tháng sau trị liệu, bệnh nhân sẽ cảm thấy sức khỏe tốt dần lên và có cảm giác mình đã trở lại trạng thái tinh thần và thể chất khỏe mạnh như trước khi mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân ngưng thuốc, kết quả cải thiện sẽ mất. Vì thế, sau khi có biểu hiện thuyên giảm, chuyên gia vẫn có thể chỉ định cho tiếp tục dùng thuốc trong thời gian 3 - 6 tháng nữa.
2. Không thể hết hẳn nếu thiếu liệu pháp tâm lý
Trầm cảm là bệnh có thể chữa khỏi, nhưng không chỉ đơn thuần bằng cách dùng thuốc hỗ trợ cải thiện. Mặc dù thuốc có thể điều chỉnh các thành phần hóa học trong não bộ nhưng cách cải thiện trầm cảm còn bao gồm trị liệu về tâm lý. Bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân nên được trò chuyện với chuyên gia tâm lý, cán bộ công tác xã hội… để xây dựng lại các suy nghĩ tích cực trong cuộc sống.
Khoảng 75% bệnh nhân có thể chữa khỏi trầm cảm nhờ tâm lý trị liệu và hầu như bệnh không có nguy cơ tái phát
Sự cảm thông và quan tâm của những người thân trong gia đình cũng quyết định phần lớn khả năng thành công trong việc cải thiện trầm cảm. Nếu có người thân mắc căn bệnh này, nên nhớ sự an ủi, chia sẻ sẽ giúp cho người bệnh thoát khỏi thế giới cô đơn của họ, lấy lại được ham muốn sống và ý chí khắc phục bệnh. Điều này cũng là yếu tố khiến bệnh nhân nhanh khỏi bệnh và hết hẳn bệnh, ngay cả ở phụ nữ.
3. Phụ nữ từ tuổi 35, nên sớm đề phòng trầm cảm
Những thay đổi rõ rệt trong thời kì tiền mãn kinh, cụ thể là sự xáo trộn, sụt giảm của bộ 3 nội tiết tố nữ gồm estrogen, progesterone và testosterone có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe, tâm sinh lý của phụ nữ. Trong giai đoạn này, phần lớn phụ nữ đều có những triệu chứng như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, khó hoặc mất ngủ, nhịp tim nhanh, khô âm đạo và các biến động tâm lý như thay đổi tâm trạng, rối loạn lo âu và trầm cảm.
Hiện nay, nhiều chứng cứ khoa học cho thấy giải pháp giúp cơ thể tự tăng cường, cân chỉnh bộ 3 nội tiết tố nữ bằng cách duy trì tốt hoạt động của hệ trục Não bộ - Tuyến yên – Buồng trứng có thể giúp phụ nữ giảm bớt những triệu chứng nói trên, trong đó có chứng trầm cảm.
Các thống kê cho thấy, phụ nữ dễ bị trầm cảm gấp 2 lần nam giới, đặt biệt sau tuổi 35. Theo kết quả nghiên cứu của ĐH Harvard (Mỹ), tỷ lệ trầm cảm ở những phụ nữ tuổi mãn kinh (từ 36-45 tuổi) tăng gấp 2 lần so với những phụ nữ vẫn còn kinh nguyệt. Việc chủ động phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện sớm trầm cảm rất quan trọng, giúp phụ nữ tránh các hậu quả không đáng có. Sự can thiệp sớm cũng giúp chị em hạn chế những ảnh hưởng xấu đến vấn đề hôn nhân và hạnh phúc gia đình.
Minh Minh


