Bệnh trầm cảm ở phụ nữ: Vì sao không nên coi thường?
Ngày đăng bài: 17-03-2017
Theo Mayo Clinic (Mỹ), tình trạng trầm cảm ở phụ nữ phổ biến đến mức cứ 5 phụ nữ thì có một người bị trầm cảm tại một hay nhiều thời điểm trong đời. Bệnh trầm cảm ở phụ nữ không chỉ làm suy giảm nghiêm trọng sức khỏe thể chất, tinh thần, hiệu suất công việc mà còn ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc gia đình và cuộc sống của những người xung quanh.
Chính vì vậy, chị em không nên xem thường những triệu chứng của trầm cảm mà nên thăm khám sớm cũng như có những biện pháp khắc phục kịp thời. Vậy làm thế nào để vượt qua trầm cảm?
1. Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là một bệnh lý thuộc tâm thần học, đặc trưng bởi sự rối loạn khí sắc, gây ra cảm giác buồn chán, mệt mỏi, mất hứng thú với mọi việc kéo dài. Trầm cảm tạo nên những biến đổi bất thường trong suy nghĩ, hành vi của con người. Về lâu dài, bệnh lý này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống, thậm chí có thể dẫn đến ý định tự tử nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Trầm cảm là bệnh lý mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải, nhưng theo thống kê phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 2 lần so với nam giới. Bởi phụ nữ thường là những người nhạy cảm, dễ chịu tổn thương trước những thay đổi hay sự kiện chấn động trong cuộc sống.
Trầm cảm tạo nên những biến đổi bất thường trong suy nghĩ, hành vi của con người
2. Dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở phụ nữ
Khi mắc bệnh trầm cảm, phụ nữ thường có những dấu hiệu sau:
- Cảm xúc dễ thay đổi: giận dữ, buồn rầu, chán nản, thất vọng về mọi thứ xung quanh, khóc lóc cả ngày.
- Lo lắng quá mức, cảm thấy sợ hãi, bồn chồn, bất an.
- Không còn hoặc tự cho rằng mình mất hứng thú với những việc yêu thích trước đây, không muốn làm việc, đi đứng chậm chạp.
- Suy giảm ham muốn tình dục (lãnh cảm ở nữ giới).
- Rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
- Suy nhược cơ thể, chán ăn hoặc một số ít trường hợp ăn nhiều hơn bình thường, dẫn đến tăng cân nhanh.
- Mất khả năng tập trung, khó đưa ra các quyết định, phản ứng chậm.
- Có cảm giác vô dụng, tội lỗi, không có niềm tin vào bản thân và tương lai hoặc luôn nghĩ mình thua kém người khác.
- Thích sống khép kín, xa lánh bạn bè và người thân, có cảm giác bị bỏ rơi và ít quan tâm đến mọi người xung quanh.
- Có ý định và hành vi tự sát.
3. Bệnh trầm cảm ở phụ nữ theo từng độ tuổi
Tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì là lứa tuổi mà các bé có những thay đổi bất thường trong tính cách và hành vi. Tuy nhiên, khi các thay đổi này có biểu hiện không tích cực thì rất có thể đây chính là dấu hiệu của bệnh trầm cảm tuổi dậy thì.
Khi mắc bệnh trầm cảm, trẻ thường xuyên có các biểu hiện tức giận, thay đổi thói quen khi ngủ, thích ở một mình, có thái độ thù địch với bố mẹ và xã hội cũng như có các hành động làm tổn thương chính bản thân mình… Nguyên nhân gây trầm cảm ở lứa tuổi này có thể là do: sự xáo trộn nội tiết tố trong quá trình dậy thì; áp lực trong việc học tập; nghiện game; sống trong gia đình không hạnh phúc hay lạm dụng các chất kích thích…
Giai đoạn mang thai và sau sinh
Trầm cảm trong khi mang thai và sau sinh có thể gây ra nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ và cả bé. Nếu bị trầm cảm trong thai kỳ, mẹ sẽ ít quan tâm tới việc chăm sóc sức khỏe, có thể không thăm khám thai định kỳ, điều này gián tiếp tác động xấu đến sức khỏe của bé.
Theo nhiều nghiên cứu, nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở phụ nữ mang thai chủ yếu là do mang thai ngoài ý muốn, chưa sẵn sàng tâm lý để làm mẹ dẫn đến lo âu quá mức, khó khăn về tài chính, mối quan hệ hôn nhân – gia đình – xã hội không tốt hoặc đã từng mắc trầm cảm trước đây…
Sau khi sinh cũng là thời điểm mà mẹ dễ mắc trầm cảm bởi lúc này nội tiết tố bị xáo trộn, khiến phụ nữ dễ căng thẳng, cáu gắt và rối loạn tâm trạng. Bên cạnh đó, mệt mỏi sau khi sinh, mất ngủ, thiếu sự giúp đỡ của chồng, người thân trong việc chăm sóc bé cũng là những căn nguyên gây ra bệnh trầm cảm sau sinh.

Trầm cảm sau sinh khiến nhiều bà mẹ cảm thấy mệt mỏi, buồn chán
Giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh
Độ tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh, phụ nữ thường phải đối mặt với rất nhiều sự thay đổi cả về sắc đẹp, lẫn tâm sinh lý bên trong khiến người phụ nữ dễ lo lắng, căng thẳng quá mức, có thể dẫn đến trầm cảm. Đặc biệt, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự mất cân bằng nội tiết tố do sự suy giảm hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng trong thời kỳ này cũng là nguyên nhân dẫn đến những thay đổi tiêu cực về cảm xúc như cáu gắt, bốc hỏa, mất ngủ, không còn ham muốn tình dục…
[hst_news]1793[/hst_news]
4. Mối quan hệ giữa nội tiết tố nữ và trầm cảm
Nội tiết tố nữ được ví như “nhựa sống” giúp duy trì sức khỏe, đời sống tình dục nồng nhiệt, nhan sắc của phái đẹp. Tuy nhiên theo thời gian, cùng với quy luật lão hóa tự nhiên, sự suy giảm hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng, các tác động bên ngoài như căng thẳng kéo dài, ăn uống không khoa học, sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên, môi trường ô nhiễm… cũng là những nguyên nhân khiến bộ 3 nội tiết tố nữ Estrogen, Progesterone và Testosterone bị mất cân bằng.
Đặc biệt trong đó, Estrogen không chỉ tác động đến Serotonin (hormone hạnh phúc) trong não bộ mà còn ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh khác giúp điều chỉnh tâm trạng. Sự thiếu hụt Serotonin được cho là nguyên nhân trực tiếp khiến cho con người rơi vào trạng thái buồn bã và trầm cảm. Vì vậy, khi nồng độ của loại hormone này sụt giảm dễ làm thay đổi cảm xúc, gây ra lo lắng, căng thẳng quá mức và có thể diễn tiến đến bệnh trầm cảm ở phụ nữ.
5. Trầm cảm ảnh hưởng đến phụ nữ như thế nào?
Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, trầm cảm có thể tác động xấu đến nhiều mặt của người phụ nữ từ công việc, sự nghiệp, các mối quan hệ, sức khỏe, hạnh phúc gia đình, nguy cơ mắc bệnh tật và cả suy giảm tuổi thọ.

Trầm cảm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống
Trầm cảm là một bệnh lý nguy hiểm vì nó để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trầm cảm có thể cản trở khả năng làm việc, ăn ngủ, vui chơi, kết nối bạn bè và tận hưởng cuộc sống. Không chỉ vậy, một người bị trầm cảm có thể gặp cùng lúc nhiều dấu hiệu khác nhau, từ thể chất như đau nhức, đau đầu… đến các triệu chứng về tâm lý như buồn chán, thất vọng hay mất ngủ nên cơ thể rất nhanh suy nhược và mệt mỏi.
Nguy hiểm hơn nếu trầm cảm không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tình trạng bệnh sẽ thêm trầm trọng và người bệnh có thể thực hiện các hành vi tổn thương đến chính mình và những người thân trong gia đình.
6. Giải pháp vượt qua trầm cảm tuổi “giao mùa”
Có rất nhiều cách giúp phụ nữ khắc phục bệnh trầm cảm cũng như giảm bớt các triệu chứng khó chịu tuổi “giao mùa” để duy trì sức khỏe tốt và cuộc sống lạc quan, bao gồm:
- Trị liệu tâm lý: Trao đổi trực tiếp với bác sĩ về những khó khăn trong cuộc sống để giải tỏa và tháo gỡ những căn nguyên gây ra trầm cảm.
- Điều trị bằng thuốc: Bác sĩ chỉ định một số loại thuốc chống trầm cảm để giúp chị em cải thiện tâm trạng. Lưu ý phải tuân thủ đúng liều lượng đã được chỉ định, không tự ý sử dụng loại thuốc khác hay dừng bỏ thuốc giữa chừng.
- Thay đổi lối sống sinh hoạt: Tập thể dục thường xuyên, tham gia tập thiền, yoga, hít thở sâu, dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi.
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ tinh thần từ bạn bè, người thân khi cần thiết.
- Tận hưởng cuộc sống và chăm sóc chính mình.
- Duy trì kết nối với gia đình, cộng đồng.
- Nuôi dưỡng các mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh, vui vẻ.
Nguyên nhân gốc rễ khiến chị em có thể mắc trầm cảm tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh là do sự rối loạn nội tiết tố gây ra bởi sự suy giảm hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng, với các biểu hiện tâm trạng thay đổi thất thường, thường xuyên bốc hỏa, cáu gắt và lo lắng quá mức…
Chính vì vậy, để giữ thể trạng khỏe mạnh, tinh thần thoải mái, phòng tránh trầm cảm và các trạng thái tiêu cực khác, chị em cần chủ động chăm sóc tốt hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng từ sớm bằng các loại thảo dược thiên nhiên, giúp ổn định bộ 3 nội tiết tố nữ an toàn và bền vững, đúng và đủ theo nhu cầu cơ thể. Điển hình là thảo dược quý Lepidium Meyenii được tinh chiết trong Angela Gold bằng công nghệ Mỹ hiện đại.

Angela Gold với thảo dược quý Lepidium Meyenii là giải pháp giúp chị em vượt qua trầm cảm tuổi giao mùa do sự mất cân bằng nội tiết tố nữ an toàn và hiệu quả
Angela Gold là sản phẩm có chứa Lepidium Meyenii giúp cân bằng bộ ba nội tiết tố Estrogen, Progesterone và Testosterone, từ đó cải thiện các vấn đề của phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh như trầm cảm, rối loạn kinh nguyệt, bốc hỏa… Sản phẩm đã kiểm chứng khoa học tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương cho thấy tính hiệu quả và an toàn cao cho phụ nữ Việt Nam, chỉ sau 2 tháng sử dụng.

Cải thiện rối loạn vận mạch, giấc ngủ & tiết niệu

Cải thiện các triệu chứng toàn thân
Cải thiện các vấn đề sinh lý
Xem thêm:
Bệnh trầm cảm ở phụ nữ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, chị em không được chủ quan trước những dấu hiệu của bệnh. Nên thăm khám sớm và duy trì lối sống, ăn uống lành mạnh cũng như sử dụng các sản phẩm có lợi cho sức khỏe để hỗ trợ duy trì cơ thể khỏe mạnh. Đặc biệt, phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh càng cần phải chủ động chăm sóc sức khỏe để phòng bệnh trầm cảm từ sớm.
Cập nhật lần cuối:09-08-2023