Nguyên nhân gây trầm cảm ở phụ nữ

17-03-2017

Tác Giả: Đội Ngũ Angelagold

Kết quả từ nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ), tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ quanh tuổi tiền mãn kinh từ 36 – 45 tuổi tăng gấp 2 lần so với những phụ nữ trẻ. Tại Việt Nam, theo khảo sát của Chuyên gia Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, tỉ lệ phụ nữ quanh tuổi tiền mãn kinh gặp chứng trầm cảm lên đến 37.9%.

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm, nhưng nguyên nhân chính gây bệnh trầm cảm ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh là do sự sụt giảm của bộ 3 nội tiết tố nữ.

1. Quá nhiều yếu tố làm phụ nữ dễ bị trầm cảm

Đảm đương trách nhiệm chăm sóc chồng con cộng với gánh nặng kinh kế khiến người phụ nữ ngày nay dễ bị stress, suy nhược thần kinh và thậm chí rơi vào trạng thái trầm cảm. Những nỗi lo lắng về hạnh phúc, sức khỏe của bản thân và các thành viên trong gia đình cũng như những suy tư nhọc nhằn cho bài toán kinh tế hàng ngày khiến phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trung niên, trở thành đối tượng dễ đối mặt với chứng trầm cảm nhất.

Trong nghiên cứu của chuyên gia Nguyễn Thị Mỹ Hạnh có nhiều yếu tố tâm lý tác động làm gia tăng khả năng bị trầm cảm ở phụ nữ từ độ tuổi 35 – 40. Cụ thể kết quả khảo sát cho thấy:

  • Những sang chấn tâm lý liên quan đến công việc như làm việc kém hiệu quả hay bị so sánh năng lực với những người trẻ làm tăng nguy cơ trầm cảm cao gấp gần 4.51 lần.
  • Những sang chấn tâm lý liên quan đến hạnh phúc gia đình như nghi ngờ chồng ngoại tình, con cái lập gia đình không hạnh phúc làm tăng nguy cơ trầm cảm lên 3.74 lần.
  • Không có nhà riêng, không độc lập về kinh tế tăng nguy cơ trầm cảm cao gấp 1.78 lần.
  • Vô sinh, hiếm muộn tăng nguy cơ trầm cảm cao gấp gần 2.75.
  • Gặp cú sốc tâm lý khi người thân ra đi tăng nguy cơ trầm cảm cao gấp gần 8.73 lần.
  • Con cái ra ở riêng làm tăng nguy cơ trầm cảm cao gấp gần 14.63 lần.
  • Lo lắng về sức khỏe, bệnh tật có nguy cơ trầm cảm cao gấp gần 1.65 lần.

nguyên nhân gây ra trầm cảm

Đặc biệt, chứng trầm cảm có liên quan đến những triệu chứng mà phụ nữ thường gặp phải ở giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh. Ngược lại, những rối loạn thể chất và tinh thần trong giai đoạn tiền mãn kinh-mãn kinh này cũng tác động làm cho tình trạng trầm cảm thêm nặng nề.

  • Phụ nữ đang gặp chứng bốc hỏa có nguy cơ trầm cảm cao gấp gần 2.72 lần
  • Phụ nữ bị khó ngủ có nguy cơ trầm cảm cao gấp gần 2.69
  • Phụ nữ bị hồi hộp, lo âu, hay hoảng sợ có nguy cơ trầm cảm cao gấp gần 2.63 lần so với những người khác.
  • Phụ nữ bị đau nhức xương có nguy cơ trầm cảm cao gấp gần 2.32 lần
  • Phụ nữ bị giảm trí nhớ có nguy cơ trầm cảm cao gấp gần 2.18 lần

2. Xáo trộn bộ 3 nội tiết tố nữ: nguyên nhân quan trọng gây trầm cảm

Trầm cảm là một bệnh lý tinh thần bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Tuy nhiên, phần lớn rối loạn lo âu trầm cảm ở phụ nữ trung niên chịu sự chi phối chính của các hoạt động chuyển hóa từ bên trong cơ thể.

Theo nghiên cứu tại Đại học Rockefeller, chính sự xáo trộn, sụt giảm của bộ 3 nội tiết tố nữ gồm estrogen, progesterone và testosterone do ảnh hưởng của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng đã tác động mạnh mẽ đến các dẫn truyền thần kinh ở não bộ, khiến phụ nữ dễ rơi vào các trạng thái tinh thần tiêu cực.

sự xáo trộn nội tiết tố dẫn đến trầm cảm

Cụ thể, estrogen có tác dụng trong việc điều chỉnh chức năng não, đặc biệt là dẫn truyền thần kinh có ảnh hưởng đến tâm trạng như endorphins, serotonin… Progesterone có vai trò quan trọng trong việc làm dịu và hỗ trợ ngăn ngừa triệu chứng hoảng loạn trên não. Khi nồng độ bộ 3 nội tiết tố này bị xáo trộn, hoạt động dẫn truyền thần kinh của não bị ảnh hưởng xấu, gây lo lắng, căng thẳng quá mức và dẫn đến trầm cảm.

Bên cạnh đó, sự biến đổi của bộ 3 nội tiết tố nữ còn kéo theo sự xuống dốc sắc đẹp, sức khỏe, đời sống sinh lý của phụ nữ. Sự mất tự tin về vóc dáng không được thon gọn, làn da không còn căng sáng, xuất hiện vết nhăn sạm báo hiệu tuổi già sắp ập tới, cộng với sức khỏe suy yếu, hay mệt mỏi, mất ngủ… khiến tinh thần và tâm trạng chị em càng xấu đi rõ rệt.

Thái Hà

Xem thêm

 

Đánh giá bài viết
17-03-2017