Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai – 10 nguyên nhân cần lưu ý

20-10-2022

Tác Giả: Đội Ngũ Angelagold

Nếu đã hơn 4 – 6 tuần kể từ lần có kinh gần nhất nhưng chưa thấy kinh nguyệt xuất hiện lại thì được gọi là trễ kinh. Có nhiều trường hợp trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai khiến nhiều chị em lo lắng về sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của mình. Vậy trễ kinh do nguyên nhân nào? Cách khắc phục ra sao? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của chuyên gia.

Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai là gì?

Ở phụ nữ khỏe mạnh, chu kỳ kinh nguyệt dao động trong khoảng 28 – 32 ngày, thời gian hành kinh trung bình khoảng 3 – 7 ngày. Do đó, nếu bạn trễ kinh từ khoảng 10 ngày trở lên được xem là bất thường và nếu trễ quá 4 tuần là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe gặp vấn đề và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của chị em.  

Theo các chuyên gia, mang thai là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng trễ kinh, chậm kinh ở phụ nữ. Tuy nhiên, trên thực tế trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai là trường hợp thường gặp, nhiều chị em bị trễ kinh, chậm kinh nhưng xét nghiệm máu không có thai, chậm kinh que thử thai 1 vạch hoặc thậm chí trễ kinh hơn 2 tháng nhưng không có thai…. Vậy nguyên nhân do đâu?

10 nguyên nhân trễ kinh nhưng thử que không có thai

Trễ kinh nhưng không có thai, bạn có thể xem xét trễ kinh có phải là dấu hiệu của bệnh lý hay đơn giản hơn là rối loạn kinh nguyệt tạm thời do sự thay đổi sinh hoạt, chế độ ăn uống hàng ngày. Một số nguyên nhân gây trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai như:  

1. Buồng trứng đa nang

Kinh nguyệt không đều, trễ kinh có thể bắt nguồn từ buồng trứng đa nang. Buồng trứng đa nang (tiếng Anh là Polycystic Ovary Syndrome – PCOS) là dạng rối loạn nội tiết tố thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Bệnh tác động nhiều đến buồng trứng khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, trong đó có tình trạng trễ kinh, chậm kinh, đồng thời tăng nồng độ nội tiết tố nam và dẫn đến hình thành các nang nhỏ bên trong buồng trứng.  

Một số triệu chứng khác của buồng trứng đa nang như: chảy máu âm đạo mức độ nhẹ đến nặng trước hoặc trong kỳ kinh; xuất hiện các tổn thương trên da như mụn trứng cá, mảng tối/ sẫm màu hoặc các vết sần sùi trên da; thừa cân, béo phì; tóc mỏng, xuất hiện nhiều lông trên mặt, lưng hoặc đùi; vô sinh – hiếm muộn…(1)

2. Xáo trộn nội tiết tố, mãn kinh sớm

Thông thường, giai đoạn tiền mãn kinh của phụ nữ bắt đầu ở tuổi 45. Tuổi mãn kinh trung bình hiện nay là khoảng 48-52 tuổi. Mãn kinh sớm là quá trình mãn kinh đến sớm hơn so với quy luật tự nhiên.

Nếu các triệu chứng, dấu hiệu mãn kinh xuất hiện trước 40 tuổi được gọi là mãn kinh sớm. Lúc này hệ trục vàng “Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng” suy giảm hoạt động, bộ 3 nội tiết tố quan trọng là estrogen, progesterone và testosterone xáo trộn, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt và hàng loạt các bất ổn khác như bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm, mất ngủ, khô âm đạo, giảm ham muốn, da khô, nhăn nheo, sạm nám…

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng mãn kinh sớm như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị vùng bụng hoặc xương chậu, mắc các bệnh tự miễn… cũng khiến giai đoạn mãn kinh đến sớm hơn. Hiện nay, tình trạng phụ nữ sau 30 tuổi bị xáo trộn nội tiết tố dẫn đến rối loạn kinh nguyệt với các biểu hiện như chậm kinh, trễ kinh rất phổ biến.

3. Cân nặng thay đổi đột ngột

Nguyên nhân chậm kinh nhưng không có thai có thể liên quan mật thiết đến việc tăng, giảm quá mức tỷ lệ chất béo trong cơ thể. Lượng chất béo tăng giảm đột ngột dễ dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết tố và khiến chu kỳ kinh của bạn đến muộn hoặc ngưng hoàn toàn.

4. Rối loạn tuyến giáp

Tuyến giáp giúp kiểm soát nội tiết tố, điều chỉnh sự trao đổi chất và tương tác nhiều với các bộ phận khác trong cơ thể để đảm bảo mọi thứ đều diễn ra một cách cân bằng.

Một số vấn đề bất thường tại tuyến giáp như tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp, nhược giáp) hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) đều có khả năng gây rối loạn kinh nguyệt, trong đó có tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai.(2)

Tên

Trễ kinh nhưng không mang thai có thể do rối loạn tuyến giáp

5. Mắc các bệnh lý phụ khoa

Một số bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, viêm lộ tuyến tử cung, suy buồng trứng, viêm buồng trứng… cũng là nguyên nhân khiến chị em bị trễ kinh, chậm kinh.

Do đó khi có các dấu hiệu bất thường như: Máu kinh bị vón cục, có mùi khó chịu hay có màu sắc lạ, có bị đau bụng dưới, dịch tiết âm đọa có màu bất thường không hoặc vùng kín có mùi hôi không? Nếu xuất hiện các triệu chứng này, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám ngay.

6. Vận động quá sức

Vận động quá sức với mong muốn lấy lại vóc dáng nhanh chóng hoặc ép cân trong thời gian ngắn cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng trễ kinh. Cụ thể nếu bạn vận động quá sức hoặc tập luyện thể thao quá sức nhưng không bổ sung đủ lượng calo cần thiết, cơ thể sẽ không sản xuất đủ lượng estrogen để duy trì chu kỳ kinh nguyệt bình thường.

Những người bị mất kinh đa phần là những vận động viên chạy marathon, vũ công ba lê, người hay luyện tập thể hình và những vận động viên chuyên nghiệp khác.

7. Tâm lý căng thẳng, stress

Vùng dưới đồi liên quan trực tiếp đến quá trình tạo ra hormone estrogen trong chu kỳ kinh nguyệt và thường bị chi phối bởi các hormone gây ra bởi stress như adrenaline và cortisol, từ đó gây ra tình trạng chậm kinh, trễ kinh.

8. Tác dụng phụ của thuốc

Thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai, thuốc nội tiết tố, corticosteroids và thuốc dùng trong hóa trị liệu… thường gây ra tác dụng phụ là chậm kinh, trễ kinh, mất kinh. Do đó, bạn hãy trao đổi với bác sĩ điều trị về tình trạng trễ kinh và các loại thuốc đang dùng để bác sĩ có giải pháp phù hợp hơn.

9. Sử dụng chất kích thích

Uống nhiều rượu và hút thuốc lá có thể ảnh hưởng đến hormone sinh sản của nữ giới và dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Chất nicotine và khói thuốc lá có tác động xấu đến các cơ quan vùng chậu, làm giảm phân phối oxy đến khu vực xương chậu và ảnh hưởng đến lớp nội mạc tử cung.

Nếu phụ nữ nghiện thuốc lá có thể khiến ống dẫn trứng gặp vấn đề, làm giảm chất lượng cũng như số lượng trứng và dẫn đến vô sinh – hiếm muộn.

Bị chậm kinh nhưng không có thai có ảnh hưởng gì không?

Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai dù bất kỳ nguyên nhân nào cũng đều tác động đến sức khỏe. Do đó, nếu chị em chủ quan, để tình trạng kéo dài sẽ phải gánh chịu nhiều hậu quả về cả phương diện tâm sinh lý, sức khỏe và hạnh phúc gia đình. Cụ thể:  

1. Ảnh hưởng đến sinh hoạt

Không có thai nhưng vẫn trễ kinh khiến nhiều chị em hoang mang, lo lắng. Tình trạng kéo dài dễ dẫn đến stress, trầm cảm… ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng công việc, cuộc sống.

2. Ảnh hưởng đến sức khỏe

Nếu tình trạng trễ kinh nhưng không có thai do các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, viêm vòi trứng, lạc nội mạc tử cung… nếu không được điều trị kịp thời dễ gây viêm nhiễm lan rộng, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể như đường tiết niệu, bàng quang….

3. Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Kinh nguyệt là yếu tố liên quan trực tiếp đến khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Do đó, khi nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt kéo dài đồng nghĩa với việc đối mặt với nguy cơ bị vô sinh hiếm muộn rất cao. Trễ kinh khiến chị em khó xác định và tính ngày rụng trứng chính xác khiến khả năng thụ thai suy giảm và khả năng có thai thấp hơn.

Tên

Trễ kinh kéo dài và không được điều trị có thể dẫn đến vô sinh, hiếm muộn và lung lay hạnh phúc hôn nhân, gia đình

4. Ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình

Trễ kinh kéo dài khiến tâm trạng chị em thất thường, luôn trong trạng thái lo âu, mệt mỏi. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý, suy giảm ham muốn và từ đó là căn nguyên gây rạn nứt hạnh phúc đôi lứa.

Giải pháp giúp cải thiện tình trạng trễ kinh

Nếu tình trạng trễ kinh kéo dài, bạn không được chủ quan, nên đến các cơ sở chuyên khoa uy tín, gặp bác sĩ để thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có giải pháp điều trị kịp thời.   Ngoài ra, bạn nên áp dụng một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai như:

1. Xây dựng thói quen sống lành mạnh, khoa học

Một số thói quen tốt chị em nên duy trì như: cân đối thời gian làm việc, học tập và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc (7-8 tiếng mỗi ngày); duy trì thói quen tập luyện thể thao vừa sức, đều đặn 30 phút mỗi ngày với các bộ môn như (yoga, thiền định, chạy bộ, bơi lội…); uống đủ nước mỗi ngày (2 lít nước/ ngày), hạn chế căng thẳng, stress…

2.. Xây dựng chế độ ăn uống điều độ, khoa học

Chế độ ăn uống dinh dưỡng khoa học giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết, từ đó cải thiện tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai. Chị em phụ nữ cần chú ý cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, cần bổ sung các nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe như: rau xanh, ngũ cốc, ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin như các loại trái cây rau củ…

Ngoài ra, không ăn thực phẩm chứa nhiều muối, đường, thức ăn nhanh, đồ ăn cay nóng và hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê…

Tên

Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, tinh thần vui vẻ thoải mái cũng là yếu tố góp phần cải thiện hiệu quả tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai

3. Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái

Tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ cũng là cách hỗ trợ cải thiện tình trạng mất kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai hiệu quả. Ngoài việc cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý bạn cần nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, chơi đùa cùng thú cưng, thực hiện những sở thích đơn giản của mình, du lịch cùng bạn bè, người thân…

4. Ổn định nội tiết tố trong cơ thể bằng các dưỡng chất quý từ thiên nhiên

Trong nhiều trường hợp, mất kinh, trễ kinh nhưng không mang thai là do rối loạn nội tiết hoặc mãn kinh sớm. Do đó, để cải thiện hiệu quả tình trạng này, các chuyên gia khuyến nghị cần có giải pháp khoa học giúp tăng cường hoạt động của hệ trục vàng “Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng” từ đó giúp ổn định các nội tiết tố trong cơ thể một cách tự nhiên, an toàn.  

ThS. Đinh Thị Hiền Lê, khoa Phụ Sản, cho biết: Các nghiên cứu khoa học tại Mỹ và Úc đã cho ra đời sản phẩm Angela Gold có chứa bộ đôi tinh chất quý là Lepidium Meyenii và P. Leucotomos .  

Trong đó, tinh chất Lepidium có chứa các dưỡng chất quý là các sterols quý, có khả năng tăng cường hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng. Từ đó, bộ 3 nội tiết tố quan trọng Estrogen, Progesterone và Testosterone được cải thiện, duy trì ổn định theo đúng và đủ nhu cầu cơ thể.

Nhờ đó, giúp điều hòa kinh nguyệt, tăng ham muốn, giảm khô hạn, làm chậm mãn kinh, chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ. Đồng thời hỗ trợ cải thiện các bệnh lý tim mạch, đau nhức xương khớp, hỗ trợ giảm cholesterol và ổn định huyết áp.

Tên

Angela Gold đã được nghiên cứu bởi các nhà khoa học, tinh chiết bằng kỹ thuật hiện đại, được kiểm chứng bằng các thực tế lâm sàng tạiBệnh Viện Phụ Sản Trung Ương và đã được hàng triệu phụ nữ Việt Nam tin dùng

Bên cạnh đó, tinh chất P. Leucotomos nổi tiếng, được người Honduras xưa xem như phương thuốc bí truyền giúp cải thiện các vấn đề về da. Các nghiên cứu khoa học tại Mỹ và trên thế giới đã khẳng định tinh chất P. Leucotomos thiên nhiên có công dụng bảo vệ và tái tạo cấu trúc nền của da, làm chậm quá trình lão hóa, giúp da luôn căng sáng và mịn màng.

Không dừng lại ở đó, P. Leucotomos còn kích thích sự phát triển của các Protein dạng sợi (bao gồm: Elastin, Collagen, Laminin, Fibronectin) và tăng cường sản xuất Proteoglycans là những phân tử giữ nước quan trọng tạo nên tính đàn hồi, săn chắc và cung cấp độ ẩm cần thiết cho da.  

Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai kéo dài cảnh báo sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em phụ nữ đang bị đe dọa. Do đó, bên cạnh việc chủ động đến các cơ sở y tế thăm khám, xác định nguyên nhân bạn cần xây dựng lối sống, sinh hoạt và chế độ ăn uống khoa học; tránh xa căng thẳng; đồng thời bổ sung các dưỡng chất thiên nhiên giúp tăng cường hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng, nhờ đó các nội tiết tố được cân bằng, cải thiện hiệu quả an toàn tình trạng trễ kinh và nâng cao sức khỏe, duy trì đời sống tình dục viên mãn, hạnh phúc.

Đánh giá bài viết
16-06-2023