Quy trình xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai ở nữ giới ra sao?
Xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai là một bước vô cùng quan trọng, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác khả năng sinh sản, đặc biệt là các trường hợp mang thai nhờ biện pháp hỗ trợ sinh sản. Ngoài ra, xét nghiệm nội tiết cũng được sử dụng khi phụ nữ muốn kiểm tra dự trữ buồng trứng để trữ trứng, nếu chưa có dự định có thai. Vậy, xét nghiệm nội tiết tố là gì? Gồm các xét nghiệm nào? Cần chuẩn bị gì để kết quả xét nghiệm chính xác nhất?
Xét nghiệm nội tiết tố là gì?
Xét nghiệm nội tiết tố là kiểm tra được thực hiện để đo lường mức độ và khả năng hoạt động của các hormone trong cơ thể. Trong đó, xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai thường được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu và phân tích nồng độ hormone trong mẫu máu đó.
Các hormone được xét nghiệm phổ biến gồm hormone tuyến giáp, hormone tuyến yên, và hormone sinh dục.
Vai trò của việc xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai
Thăm khám sức khỏe tổng quát và xét nghiệm nội tiết trước khi mang thai được thực hiện để đánh giá sự cân bằng hormone, xác định sự chuẩn bị của cơ thể cho thai nhi, nhằm đảm bảo một quá trình mang thai và sinh con an toàn, khỏe mạnh. Dưới đây là một số vai trò chính của việc xét nghiệm nội tiết trong quá trình chuẩn bị mang thai:
- Đánh giá chức năng nội tiết: Xét nghiệm nội tiết có thể đo lường nồng độ hormone và các chỉ số khác liên quan đến chức năng nội tiết của cơ thể. Điều này giúp xác định xem có bất kỳ rối loạn nội tiết nào tồn tại hay không, ví dụ như bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, chuyển hóa… Các rối loạn nội tiết này có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai.
- Sự chuẩn bị và khả năng mang thai của cơ thể: cung cấp cho các chuyên gia y tế cái nhìn tổng quan về khả năng mang thai của người phụ nữ và có thể hỗ trợ trong việc ước lượng thời điểm rụng trứng và thời gian thụ tinh tối ưu.
- Rủi ro sức khỏe cho mẹ và thai nhi: Xét nghiệm nội tiết có thể giúp đánh giá các yếu tố nguy cơ nội tiết như tiểu đường, bệnh tuyến giáp, bệnh tăng hormone tuyến yên và bất thường khác trong máu.
- Đánh giá hiệu quả điều trị: Trong trường hợp phụ nữ đã được chẩn đoán mắc các rối loạn nội tiết, xét nghiệm nội tiết cũng giúp theo dõi hiệu quả điều trị cho các rối loạn đã được chẩn đoán trước đó.

Progesterone không thể thiếu trong việc tạo ra môi trường nội mạc tử cung để làm tổ và duy trì thai kỳ
Thời điểm xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai
Thời điểm xét nghiệm nội tiết tố nữ trước khi mang thai phụ thuộc vào việc nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hay không, chu kỳ kéo dài bao lâu và có gần mãn kinh hay không.
Kiểm tra hormone giới tính ở phụ nữ có chu kỳ hàng tháng đều đặn được thực hiện tốt nhất khi ở giữa giai đoạn hoàng thể. Sau 5 – 7 ngày, kể từ sau quá trình rụng trứng. Tức là,
- Nếu phụ nữ có chu kỳ 28 ngày, thì ngày 19, 20, 21 hoặc 22 sẽ là thời điểm xét nghiệm nội tiết tố phù hợp.
- Nếu thử nghiệm với phụ nữ có chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn 28 ngày, thì hãy điều chỉnh thời gian xét nghiệm dựa theo đỉnh hoàng thể của từng người. Ví dụ: nếu có chu kỳ 25 ngày, có thể sẽ kiểm tra vào ngày 16 – 19. Nếu có chu kỳ 35 ngày, nên xét nghiệm vào ngày 26, 27 hoặc 28.
Trong chu kỳ kinh nguyệt, đây là thời điểm progesterone ở mức cao nhất và estrogen cũng có nồng độ cao.
Tuy nhiên, không phải phụ nữ nào cũng có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, điều này đồng nghĩa với việc cơ thể bị mất cân bằng nội tiết tố. Hậu quả là gây ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: giảm ham muốn, loãng xương, nhanh lão hóa… thậm chí là vô sinh, hiếm muộn.
Để cân chỉnh hệ nội tiết và chuẩn bị cho quy trình xét nghiệm nội tiết tố trước khi mang thai, chị em cần chăm sóc hệ trục “vàng” Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng bằng giải pháp khoa học, tác động sâu bên trong. Thông qua nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện thảo dược thiên nhiên quý Lepidium Meyenii (có trong Angela Gold) có khả năng hỗ trợ điều chỉnh hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng một cách nhịp nhàng. Nhờ vậy, giúp cơ thể sản xuất bộ 3 nội tiết tố nữ (Estrogen, Progesterone, Testosterone) ở ngưỡng an toàn, duy trì ổn định theo đúng và đủ nhu cầu cơ thể, sẵn sàng cho thiên chức làm mẹ.

Nên sử dụng mỗi ngày 2 viên Angela Gold để hỗ trợ điều hoà nội tiết theo đúng và đủ nhu cầu cơ thể
Cần chuẩn bị gì khi xét nghiệm nội tiết tố nữ trước khi mang thai
Để chuẩn bị cho việc khám nội tiết trước khi mang thai, bạn nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Vì xét nghiệm nội tiết tố cần lấy máu kiểm tra nên thông thường, bệnh nhân cần cung cấp các thông tin cơ bản như ngày rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt, có đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào không để tránh ảnh hưởng đến kết quả.
Quy trình xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai
Quy trình xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người và chỉ định từ bác sĩ. Một quy trình cơ bản thường có các bước sau:
1. Thăm khám lâm sàng
Bác sĩ thăm khám lâm sàng cho phụ nữ có nhu cầu xét nghiệm nội tiết dựa vào các triệu chứng bất thường của cơ thể như chu kỳ kinh nguyệt diễn ra hàng tháng, tiền sử bệnh của cả gia đình, số lần mang thai,… Trong quá trình thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát bao gồm: huyết áp, nhịp tim, cân nặng, chiều cao và các dấu hiệu khác.
Dựa vào các dữ liệu thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể đánh giá được phần nào tình trạng nội tiết tố của chị em, sau đó chỉ định các xét nghiệm nội tiết phù hợp hơn.
2. Xét nghiệm nội tiết tố
Hiện nay, có 7 xét nghiệm nội tiết tố được thực hiện cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, bao gồm: Estrogen, LH, FSH, Prolactin, AMH, Progesterone và Testosterone.
Xét nghiệm Estrogen
Estrogen là nội tiết tố đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của người phụ nữ, đặc biệt là giai đoạn trước và trong thời kỳ mang thai. Xét nghiệm estrogen thường đo estradiol (E2) trong máu.
Nồng độ estrogen bình thường, thấp hay cao phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính của mỗi người. Ví dụ: Nồng độ E1 hoặc E2 cao có thể có khối u trong buồng trứng phụ nữ. Nồng độ estradiol (E3) thấp báo hiệu phụ nữ sắp bước vào giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh và phải đối mặt với các triệu chứng như bốc hỏa, khô âm đạo, giảm ham muốn…

Mẫu máu dùng để xét nghiệm nội tiết tố estrogen
Xét nghiệm LH
Ở phụ nữ, hormone tạo hoàng thể (LH) có liên quan đến việc sản xuất hormone ở buồng trứng và quá trình trưởng thành của trứng. Thông thường, chỉ số bình thường của hormone LH khoảng 20UI/l, còn nồng độ LH khi đạt đỉnh lúc phóng noãn sẽ ở mức 40-80 IU/l và kéo dài ít nhất 17 giờ.
Xét nghiệm FSH
Hormone kích thích nang trứng (FSH) giúp kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ và sự phát triển của các nang chứa trứng trong buồng trứng. Xét nghiệm máu được thực hiện vào ngày thứ hai hoặc thứ ba của chu kỳ kinh nguyệt và được sử dụng để đánh giá quá trình sản xuất trứng và chức năng buồng trứng.
Ở nam giới, chỉ số FSH điều hòa quá trình sản xuất và vận chuyển tinh trùng. Thử nghiệm được sử dụng để xác định số lượng tinh trùng.
Hormone prolactin được tạo ra bởi tuyến yên và có vai trò trong việc sản xuất sữa. Ở phụ nữ, xét nghiệm prolactin có thể được thực hiện để:
- Xác định lý do tại sao phụ nữ không rụng trứng.
- Khi nữ giới có các triệu chứng bất thường như tiết dịch núm vú.
Xét nghiệm AMH
AMH là “tiêu chuẩn vàng” trong các xét nghiệm máu về khả năng sinh sản của phụ nữ. Được tiết ra bởi các nang trứng nhỏ của buồng trứng, AMH hiện diện cho đến khi người phụ nữ đến tuổi mãn kinh. Chính vì vậy, xét nghiệm nội tiết tố trước khi mang thai luôn có kiểm tra nồng độ AMH.
Xét nghiệm AMH giúp bác sĩ hiểu rõ về chức năng buồng trứng và dự trữ trứng của cơ thể người phụ nữ. Nồng độ AMH thấp có thể dự đoán sản lượng trứng thấp và do đó cơ hội thành công thấp hơn ở những bệnh nhân trải qua IVF.
AMH có thể được kiểm tra bất cứ lúc nào trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn và cũng có thể được thực hiện nếu bạn đang uống thuốc tránh thai. Ước tính mức AMH (1) trung bình theo từng độ tuổi:
- 25 tuổi: 3,0 ng/mL.
- 30 tuổi: 2,5 ng/mL.
- 35 tuổi: 1,5 ng/mL.
- 40 tuổi: 1 ng/mL.
- 45 tuổi: 0,5 ng/mL.
Nồng độ AMH tự nhiên trong cơ thể giảm theo độ tuổi, do đó, dự trữ buồng trứng thấp hơn ở độ tuổi 40 và 50 là điều bình thường.

Lấy mẫu máu để xét nghiệm xét nghiệm AMH, đánh giá chức năng buồng trứng và khả năng sinh sản ở phụ nữ.
Xét nghiệm Progesterone
Progesterone là nội tiết tố nữ được sản xuất bởi buồng trứng trong quá trình rụng trứng. Nội tiết tố này giúp lớp nội mạc tử cung dày hơn và sẵn sàng để trứng làm tổ. Xét nghiệm progesterone được sử dụng để xác định xem có rụng trứng hay không.
Vì nồng độ progesterone tăng vào cuối chu kỳ của phụ nữ nên xét nghiệm được thực hiện trong giai đoạn hoàng thể của chu kỳ kinh nguyệt (ngay trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu).
Xét nghiệm Testosterone
Testosterone là hormone sinh dục nam, được sản xuất ở cả nam và nữ. Testosterone có vai trò trong việc tổ chức và phân biệt giới tính của não trong quá trình phát triển sớm ở bào thai, và việc tiếp xúc với lượng testosterone cao trong các giai đoạn quan trọng của cuộc đời bào thai sẽ thúc đẩy nam tính hóa hành vi. (2)
Chính vì vậy, xét nghiệm testosterone trước khi mang thai rất quan trọng. Nếu người mẹ có nồng độ testosterone vượt ngưỡng 15 đến 70mg/dL, có nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang hoặc một số bệnh lý khác.
Thực hiện xét nghiệm nội tiết tố ở đâu?
Xét nghiệm nội tiết tố nữ trước khi mang thai có thể được thực hiện ở các cơ sở y tế như bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế hoặc phòng xét nghiệm. Vì vậy, việc chọn cơ sở y tế để xét nghiệm là điều cần lưu ý.
Hiện nay, Trung tâm xét nghiệm BVĐK Tâm Anh đạt chuẩn ISO 15189:2012 cùng đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao. Các dịch vụ xét nghiệm được thực hiện bằng hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại nhất thế giới như:
- Bộ phận Hóa sinh – Miễn dịch: Hệ thống máy Roche Cobas 6000; Máy khí máu Roche Cobas b211; Hệ thống máy nước tiểu Roche Cobas u701, u601, u411; Hệ thống quản lý phòng xét nghiệm Cobas Infinity.
- Bộ phận Huyết học – Truyền máu: Hệ thống máy Sysmex cs-1600, máy Sysmex XN 1000.
- Bộ phận Vi sinh – Ký sinh trùng: Máy định danh – Kháng sinh đồ tự động Vitek II Compact, Máy cấy máu, Máy nhuộm Gram.
- Hệ thống máy phân tích huyết học Sysmex XN 1000.
- Bộ phận Sinh học phân tử: Máy tách chiết, Máy PCR…
Để biết chính xác hơn các xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai, bạn nên tuân theo chỉ định từ bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Nhưng trước đó, hãy chủ động bổ sung Angela Gold giúp hỗ trợ điều chỉnh nồng độ nội tiết tố phù hợp với nhu cầu cơ thể.